Tĩnh tâm giáo triều, bài 3: Khám phá và giải thích cơn khát Thiên Chúa

Khao khát về sự vô biên, vô cùng, vô tận, là mong muốn của tất cả mọi người. Trong bài suy niệm thứ 3, cha José Tolentino de Mendonça,  giảng thuyết viên trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha và Giáo Triều, đã giải thích làm thế nào để giáo dục “sự khao khát Thiên Chúa của chính mình.”

Khao khát Thiên Chúa và khả năng nhận ra nó là trọng tâm của bài suy niệm chiều ngày thứ hai với tựa đề “Tôi nhận ra mình khát.” Cha giảng thuyết chỉ ra trạng thái tâm hồn thích hợp và các công cụ cần thiết để giải thích sự mong muốn Thiên Chúa trong chúng ta, để suy niệm và giáo dục mong muốn này, để phát triển chiều kích thiêng liêng của cơn khát. Cha giải thích rằng “tiếp cận với khát khao của một người không phải là một công việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không làm thì đời sống thiêng liêng sẽ mất sự gắn kết với thực tại của chúng ta.”

Ý thức về cơn khát của chúng ta

Do đó, chúng ta phải bỏ đi sự sợ hãi khi nhận ra cơn khát và sự khô khan của chúng ta. Cha Josè mời gọi đừng lý trí hóa quá đức tin:
“Chúng ta đã tạo nên một lâu đài hùng vĩ của các ý niệm trừu tượng. Không phải ngẫu nhiên mà nền thần học trong các thế kỷ gần đây đã mất nhiều giờ để thảo luận các vấn đề được phong trào Ánh sáng (duy lý trí) đặt ra, nhưng lại bị trượt ra khỏi những  vấn đề được đặt ra, ví dụ, bởi chủ nghĩa lãng mạn, như các vấn đề về bản sắc, tập thể và cá nhân, về sự nổi lên của chủ thể hay chán sống. Chúng ta quan tâm đến sự đáng tin của lý trí về kinh nghiệm đức tin hơn là sự đáng tin của sự hiện hữu, của nhân học và tình cảm. Chúng ta quan tâm nhiều đến lý trí hơn là đến tình cảm. Chúng ta để lại phía sau chúng ta sự phong phú của thế giới tình cảm của chúng ta.”

Trên thực tế, con người là “hỗn hợp của nhiều yếu tố cảm xúc, tâm lý và tinh thần, và tất cả chúng ta đều phải có sự nhận thức.” Cũng thế, cuộc sống tinh thần không phải là đúc sẵn, nhưng “tham gia vào sự đơn nhất căn bản của mỗi chủ thể.”

Nói về khao khát là nói về sự tồn tại thực sự chứ không phải về cuốn tiểu thuyết về chúng ta mà quá nhiều lần chúng ta thích ứng với nó, là làm sáng tỏ một trải nghiệm hơn là một khái niệm. Vì thế, cần phải dẹp bỏ sự cứng nhắc hàng ngày bởi vì “có thể xảy ra là chúng ta có khó khăn lớn nhất ngay cả khi thừa nhận rằng chúng ta đang khát.” Một trong những yêu cầu để nhận nước của cuộc sống là nhận ra mình khát.

Giải thích cơn khát

Sau khi nhận thức được cơn khát của chúng ta, chúng ta cần phải giải thích nhu cầu đó trong chúng ta. Cha José Tolentino de Mendonça nhấn mạnh rằng ở giai đoạn này chúng ta phải phân biệt ước muốn với sự cần thiết thật, cái làm dịu đi và thỏa mãn với việc sở hữu một đồ vật:

“Chúng ta sẽ không lẫn lộn giữa mong muốn với nhu cầu. Ước muốn là một điều còn thiếu mà không bao giờ hoàn toàn hài lòng, nó là một căng thẳng, một vết thương luôn mở, một sự mở ra liên tục với điều khác. Mong muốn là một khát vọng vượt lên trên chúng ta và không cố định trong khi sự cần thiết là một chấm dứt và kết thúc. Sự cần thiết là một thiếu sót tiềm ẩn của chủ thể. Sự vô cùng của ước muốn là ước muốn điều vô biên.”

Cha giảng thuyết nói: “Ước muốn của con người khác biệt so với ham muốn của động vật”, là con người nghĩa là  “cảm thấy sự tồn tại phụ thuộc vào nhận thức này hơn bất cứ điều gì khác”. Niềm khao khát này bị các xã hội tư bản khinh khi, vì các xã hội này vội vã khai thác sự thúc đẩy đáp ứng các nhu cầu thiết yếu, trong khi loại bỏ khát khao và ước muốn của con người. Trong thực tế, tư bản chủ nghĩa hứa hẹn giải phóng ao ước khỏi những ức chế luật pháp và đạo đức dưới tên gọi của sự hài lòng không giới hạn. Và khi điều đó xảy ra, “những yêu thích, niềm đam mê, niềm vui bị tiêu tan trong một sự tiêu thụ vô độ, đồ vật cũng như con người”, và người ta đi đến chỗ dập tắt đi sự khao khát, đến với đau khổ của ao ước. Cuộc sống mất đi định hướng của nó.

Khao khát Thiên Chúa

“Như con nai mong về suối nước”. Dựa trên Thánh Vịnh 42, cha José tập trung vào việc tìm cách làm cho mình dịu cơn khát Thiên Chúa. Nếu người ta chiêm ngưỡng thế giới bằng tình yêu, người ta khám phá ra rằng “tất cả thụ tạo sẽ đi qua mong muốn thiết yếu này.” Cha trích dẫn lời của Thánh Augustinô:

“Chạy đến nguồn nước, khát khao về nguồn nước; nhưng không chạy một cách ngẫu nhiên, không chạy như bất kỳ con vật nào; chạy như một con nai … Đừng chậm … con nai rất nhanh.”

Cha cũng mời gọi chúng ta phát triển chiều kích tinh thần của khao khát hơn là các cấu trúc: “Có lẽ chúng ta cần phải khám phá lại mong muốn, hành trình và sự cởi mở của nó, chứ không phải là những hệ thống, trong đó tất cả mọi thứ đều được lên kế hoạch, thiết lập, bảo đảm. Kinh nghiệm của ước muốn không phải là một tiêu đề của tài sản hoặc một hình thức sở hữu: nó thực sự là một tình trạng khất thực. Tín hữu là một kẻ ăn mày lòng thương xót”.

Tóm lại, cha giảng thuyết đặc biệt kêu gọi hòa giải với tình trạng dễ bị tổn thương của mỗi người và nhắc nhở mọi người về lời khuyên của Đức Giáo hoàng Phanxicô: “Một trong những cám dỗ tồi tệ nhất, là tự cảm thấy đủ và tự tham chiếu.” Ngược lại, ôm lấy sự dễ bị tổn thương của chính mình là tiếp cận mong muốn được nhận biết và xúc động như người phong cùi đã đến với Chúa Giêsu (Mt 8,3), như mẹ chồng của Phêrô trên giường với cơn sốt (Mt 8,15), như người đàn bà đã mười hai năm bị xuất huyết (Mt 9,20), giống như những người đã kêu lên “Con của Đa-vít, xin thương xót chúng tôi!” (Mt 8,27) (Vatican News 20/02/2018)

(Vatican 20/02/2018)

Hồng Thủy

Lượt xem 175 Lần

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *