Hôn nhân bất khả tiêu: trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (6)
4/1/2014 3:14:14 PM
• Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (2)
• Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (3)
• Cuộc tranh luận về tính bất khả tiêu của hôn nhân (4)
• trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (1)
• trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (2)
• trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (3)
• trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (4)
• trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (5)
Ngay sau đoạn nói tới ITC, HC viết tiếp: “Trong lời giải thích của mình về
Vì HC và nhiều người được họ căn cứ hay trích dẫn ý kiến theo lối giải thích của Fransen về qui định bẩy của
Errare (sai lầm)
Fransen bắt đầu bằng việc tập chú vào Luther: “trong tác phẩm De captivitate babylonica (Về cảnh giam cầm tại
“Đây là một công thức khéo léo nhằm bảo đảm rằng vạ tuyệt thông duy nhất nhắm vào các tuyên bố của các Nhà Cải Cách rằng trong thực hành pháp chế của mình, Giáo Hội, qua ‘phương thức bạo chúa’, đã vượt quá năng quyền của mình trong vấn đề ly dị. Tôi đã chứng tỏ trên đây rằng chỉ có Luther đã tuyên bố rõ ràng lập trường của ông về điểm đặc thù này mà thôi. Do đó, phải hiểu hạn từ ‘errare’ theo nghĩa này” (159).
Công Đồng
Dù Fransen trích dẫn chính xác các nhận định có tính khích động của Luther về Giáo Hội Rôma, nhưng các nhận định này không xuất hiện trong bản tóm lược ngày 16 tháng Tư, năm 1547 được ông nói tới. Thay vào đó, cho dù vấn đề trọng yếu không rõ ràng đối với Luther, ba tuyên bố trọng yếu đã được gán cho cuốn De captivitate babylonica của ông. Bản văn của Luther tuy không bao gồm, nhưng ít nhất đã gợi ý hai câu nói tới việc tái hôn mà một câu minh nhiên bác bỏ điều này: tái hôn không dẫn tới ngoại tình (160). Câu thứ ba thực sự xuất hiện trong De captivitate babylonica: “Ấy thế nhưng tôi vẫn hết sức ngạc nhiên, tại sao họ lại buộc một người đàn ông phải ở vậy sau khi tách rời khỏi người vợ vì ly dị, và tại sao họ không cho phép ông ta tái hôn” (161).
Nhưng câu đó không góp được gì vào việc lên công thức cho các qui định của
Trong cuộc tranh luận này, người ta không thấy nhắc tới Luther hay năng quyền của Giáo Hội. Năm Nghị Phụ, trong đó có Đức HY de Monte, chủ tọa đầu tiên của công đồng, dựa vào Thánh Mátthêu, chủ trương rằng Chúa Kitô cho phép ly dị và tái hôn trong trường hợp ngoại tình. Nhưng dựa trên các đoạn Thánh Kinh khác, lời giải thích chúng của các tiến sĩ, và nguyên tắc cho rằng Thánh Kinh phải được hiểu phù hợp với tuyên bố của Giáo Hội, 11 Nghị Phụ đã biện luận rằng việc chấp nhận cho ly thân trên cơ sở ngoại tình chỉ là phân ly về ăn nằm (bed) chứ không phân ly về dây hôn phối (166). Bản tóm lược cuộc tranh luận kết luận: “Nhưng đại đa số xác nhận rằng hôn phối không thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình, và người ngoại tình là người vợ còn sống mà đi cưới người khác, và không thể có phân ly nào khác ngoại trừ phân ly ăn nằm” (167). Do đó, vấn đề chính được tranh luận là liệu các câu porneia của Thánh Mátthêu có đánh dấu một luật trừ thực sự đối với tính bất khả tiêu tuyệt đối hàm ý trong giáo huấn của Chúa Giêsu rằng mưu toan tái hôn là ngoại tình hay không.
Mười lăm năm sau (1563), “các tiểu thần học gia” tranh luận một số chủ đề, trong đó có vấn đề “sau khi rẫy bỏ vợ mình trên cơ sở ngoại tình, và khi nàng vẫn cò sống, người ta được phép tái hôn, và sai lầm là ly dị trên một cơ sở khác hơn ngoại tình” (168). Chủ đề này rõ ràng được rút từ Luther (169). Nhưng tên ông lại không được nhắc tới trong tài liệu chuẩn bị, và cuộc thảo luận ngày 17-25 tháng Giêng cũng không liên quan gì tới Luther hay năng quyền của Giáo Hội, mà là sự thật của vấn đề, được chủ yếu biện luận dựa trên các bản văn Thánh Kinh và giáo phụ (170).
Cuối cùng, qui định năm của
Tóm lại, xin lỗi Fransen, câu của qui định bẩy “nếu người nào nói rằng Giáo Hội sai lầm vì đã dạy và còn dạy rằng” không chủ yếu chứ đừng nói là duy nhất có nghĩa: “nếu người nào nói rằng Giáo Hội vượt quá năng quyền của mình khi đã dạy và còn dạy rằng”. Nó chủ yếu, nếu không muốn nói là duy nhất, dạy rằng “nếu người nào nói rằng Giáo Hội quả quyết các mệnh đề sai lầm khi đã dạy và còn dạy rằng”.
Iuxta (phù hợp với)
Fransen cũng cho rằng khi nói rằng giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu phù hợp với (juxta) học lý Tin Mừng và tông truyền, các nghị phụ Công Đồng đã bác bỏ hai kiểu nói cực đoan không có chữ juxta. Một trong hai kiểu nói này, tức câu “ecclesiam errare cum evangelicam et apostolicam doctrinam docuit et docet”, đã biến giáo huấn của Giáo Hội thành đồng nhất với “những gì được Tin Mừng và Thánh Phaolô giảng dạy”. Câu khác, tức câu “sai lầm và giảng dạy một điều vượt quá [praeter] giáo huấn Tin Mừng và tông truyền”, chỉ nói rằng giáo huấn của Giáo Hội không sai lầm khi dạy “ngược lại hay vượt quá” Thánh Kinh. Fransen kết luận rằng Trent theo hướng đứng giữa bằng cách dùng chữ juxta để nói rằng “giáo huấn trong các qui định thánh này được linh hứng bởi Thánh Kinh” (172).
Tuy nhiên, juxta không có nghĩa chiểu tự là “được linh hứng” và Fransen không hề cung cấp được chứng cớ nào cho thấy Trent dùng chữ juxta với nghĩa đó. Trái lại có chứng cớ ngược lại. Ngay sau khi người Venice khẩn khoản yêu cầu phương thức gián tiếp, ngày 11 tháng Tám năm 1563, Đức HY thành Lorraine đề nghị thêm “juxta Scripturas” (phù hợp với Thánh Kinh) (173). Nhiều vị ủng hộ đề nghị này hay một điều tương tự, và câu “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” xuất hiện trên bản soạn lại ngày 5 tháng Chín của qui định bẩy (174). Hướng đi của Công Đồng trong vấn đề này đã được xác định, và không bao giờ thay đổi nữa. Hai câu mà Fransen cho là “cực đoan” không được đưa ra cho tới ngày 9 tháng Chín (175). Câu thứ hai được Giám Mục thành
Như thế, xin lỗi Fransen, Trent không hề chủ trương dung hòa khi nói rằng điều Giáo Hội đã dạy và còn đang dạy rằng hôn nhân là bất khả tiêu, là “iuxta evangelicam et apostolicam doctrinam” (phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền). Đúng hơn, bốn ngày trước khi “những người cực đoan” đưa ra các câu thay thế cho câu này, Công Đồng đã chấp nhận nó rồi như một tu chính đối với đề nghị của người
Vinculum (sợi dây)
Fransen cũng nhận định rằng kiểu nói “hôn nhân không thể bị tiêu hủy” đã bị thay đổi thành “sợi dây hôn phối không thể bị tiêu hủy” (matrimonium trở thành matrimonii vinculum). Ông cho rằng sự thay đổi này cho thấy qui định này chỉ liên quan tới tính bất khả tiêu nội tại (vợ chồng không thể tiêu hủy) chứ không liên quan tới tính bất khả tiêu ngoại tại (không quyền lực nhân bản nào hay không một nguyên cớ nào ngoài sự chết có thể tiêu hủy). Ông cho hay sự thay đổi này được đưa ra để vạ tuyệt thông chỉ áp dụng “đối với chủ trương của Luther, chứ không áp dụng cho Giáo Hội Đông Phương” là Giáo Hội cho rằng hôn nhân có thể tiêu hủy một cách ngoại tại, trong khi Luther cho rằng nó khả tiêu cả về phương diện nội tại nữa. Fransen quả quyết rằng việc lồng chữ vinculum vào cho thấy “Công Đồng không đưa ra tuyên bố nào về việc liệu Giáo Hội có thể tuyên bố một cuộc ly dị hay không” (177).
Luận điểm trên không vững vàng. Trước khi câu “dây hôn phối” (matrimonii vinculum) xuất hiện trong qui định bẩy (ngày 13 tháng Mười năm 1563), nó đã được sử dụng trong qui định năm rồi (ngày 7 tháng 8 năm 1563), nhằm trả lời Calvin, là người quan tâm tới việc tiêu hủy ngoại tại bởi thẩm quyền công cộng (178). Hơn nữa, luận điểm của Fransen tiền giả thiết điều này: “dây hôn phối” chỉ về một điều gì đó thực sự khác biệt với “hôn phối”. Nhưng như chính HC nhận định, đối với
Tóm tắt lời phê bình Fransen trên đây
Về vấn đề ly dị, theo RG, các tham dự viên tại Công Đồng Trent chủ yếu quan tâm tới việc xác minh chân lý mạc khải của Thiên Chúa và quả quyết chân lý này chống lại các sai lầm đối ngịch. Fransen chứng minh rằng các nghị phụ Công Đồng Trent biết rõ các quan điểm khác nhau liên quan tới tính bất khả tiêu được các thần học gia giáo phụ và trung cổ chủ trương cũng như các thực hành khác nhau của Giáo Hội Hy Lạp. Nhưng Fransen không chứng minh được rằng các nghị phụ của Công Đồng này tập chú vào các nhận xét có tính gây khích động của Luther, hay trong qui định bẩy, các ngài dùng chữ errare với nghĩa “vượt quá năng quyền”, hoặc các ngài dùng chữ juxta với nghĩa “trong tinh thần” hay các ngài sử dụng chữ matrimonii vinculum để phân biệt tính bất khả tiêu nội tại và tính bất khả tiêu ngoại tại.
RG cho rằng: xin lỗi HC và những ai họ trích dẫn để hỗ trợ quan điểm của họ, qui định năm của Trent long trọng xác định thành một chân lý của đức tin câu này rằng hôn nhân không thể bị tiêu hủy trên ba cơ sở khác hơn là ngoại tình; còn qui định bẩy thì long trọng xác định rằng Giáo Hội đã không sai lầm và hiện không đang không sai lầm khi dạy rằng hôn nhân không thể bị tiêu hủy trên cơ sở ngoại tình. Vì tuyên bố nào cũng một là đúng hai là sai, nên nếu Giáo Hội không sai lầm khi dạy câu ấy, thì câu ấy phải đúng. Mặt khác, qui định bẩy, như RG đã nhận định trên đây, có tính tự qui (self-referential) và nay thì đã rõ câu “phù hợp với học lý Tin Mừng và tông truyền” có nghĩa: qui định bẩy là một tín điều phát sinh từ Thánh Kinh, một tín điều phải được chấp nhận như là chân lý mặc khải và phải được đức tin thần thiêng và Công Giáo tuân giữ (180).
Giáo huấn vô ngộ của huấn quyền phổ quát thông thường
Bắt rễ trong Thánh Kinh, giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu luôn ngăn ngừa việc tiêu hủy các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp. Lời nhập đề có tính học lý và các qui định của Công Đồng Trent đã lên khuôn cho giáo huấn và thực hành của Giáo Hội trong các thế kỷ sau đó, và các người Công Giáo trung thành vốn tin giáo huấn này và hợp tác vào việc thực hành nó. Các sự kiện này chứng minh rằng việc bất khả tiêu hủy các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp vốn được giảng dạy cách vô ngộ bởi huấn quyền phổ quát thông thường.
Các điều kiện của giáo huấn vô ngộ này
Khi xử lý phương thức giáo huấn vô ngộ này, Vatican II quả quyết rằng các giám mục “công bố học lý Chúa Kitô một cách vô ngộ, dù họ rải rác khắp thế giới, khi họ duy trì sự hiệp thông với nhau và với vị kế nhiệm Thánh Phêrô, giảng dạy hợp thẩm quyền về vấn đề đức tin và luân lý, và nhất trí trong một phán quyết rằng một điều gì đó phải được tin một cách dứt khoát” (181). Để một giáo huấn được huấn quyền phổ quát thông thường đề xuất một cách vô ngộ, bốn điều kiện sau đây cần được thỏa mãn.
Thứ nhất, các giám mục công bố giáo huấn này phải hợp nhất với nhau và với Đức Giáo Hoàng. Điều này không có nghĩa họ phải hành động chính thức như một bộ phận, mà chỉ cần họ không tách biệt khỏi sự hiệp thông hợp đoàn. Như thế, việc chấp nhận ly dị và tái hôn bởi các giàm mục tách biệt khỏi hiệp thông hợp đoàn không ngăn cản sự đồng thuận cần có để huấn quyền thông thường dạy một cách vô ngộ rằng hôn nhân là bất khả tiêu.
Thứ hai, các giám mục phải giảng dạy hợp thẩm quyền về vấn đề đức tin và luân lý. Điều này có nghĩa họ không giảng dạy như những cá nhân tư mà như những giám mục, về vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền của họ. Dù đang có tranh luận về việc đức tin và luân lý bao gồm những điều gì, nhưng chắc chắn nó bao gồm bất cứ vấn đề nào minh nhiên được bàn tới trong Thánh Kinh ảnh hưởng tới cuộc sống Kitô Giáo một cách trầm trọng.
Thứ ba, các giám mục phải nhất trí trong một phán quyết. Điều này có nghĩa các ngài như một toàn thể cùng dạy một điều như nhau, dù cho một số vị chưa bao giờ nhắc đến vấn đề và một số vị bất đồng. Khi điều kiện này đã có, thì tính phổ quát cần thiết không bị triệt tiêu bởi việc thiếu đồng thuận sau đó.
Thứ tư, các giám mục phải đề xuất giáo huấn như một chân lý được tin giữ một cách dứt khoát. Điều kiện này không có nghĩa đề xuất cần phải được long trọng định tín, vì vấn đề ở đây là giáo huấn thông thường của các giám mục. Đứng hơn điều kiện này có nghĩa giáo huấn không bị đề xuất như một nhiệm ý hay chỉ là chuyện có thể, mà phải là một điều gì đó người Công Giáo có bổn phận phải chấp nhận là đúng một cách chắc chắn. Đề xuất một điều gì đó như là chân lý của đức tin, nghĩa là một chân lý phải được tin như do Thiên Chúa mặc khải, càng cần phải được đề xuất như một chân lý phải tin dứt khoát.
HC chỉ nhắc đến tính vô ngộ của huấn quyền phổ quát thông thường có một lần [182]. Họ nhắc tới Richard Gaillardetz, người bác bỏ việc có thể giải quyết “các vấn đề hiện đang được tranh luận” bằng cách “nại tới giáo huấn của huấn quyền phổ quát thông thường” (183) và cố gắng bác bỏ các luận điểm được đưa ra để chống lại quan điểm này của Lawrence Welch[184]. Cách riêng, Gaillardetz lý luận rằng sự kiện hiện các thần học gia chưa đồng thuận về việc một điều nào đó được giảng dạy một cách vô ngộ bởi huấn quyền thông thường cho thấy việc này chưa có (185). Rồi Welch trả lời luận điểm này; ông cũng giải thích lý do tại sao sự bất đồng sau đó không được kể để chống lại một chân lý đức tin khi chân lý này đã được nhận diện và được tin giữ bởi cộng đồng Kitô Giáo như một toàn thể (186). Gaillardetz chưa lên tiếng trả lời Welch, nhưng hai người đã thảo luận các quan điểm của Francis Sullivan, người đã lên tiếng trả lời.
Về sự đồng thuận thần học, Sullivan viết: “tôi không chủ trương rằng việc vắng bóng đồng thuận của các thần học gia có nghĩa là không có một giáo huấn dứt khoát của huấn quyền phổ quát thông thường” (187). Tuy nhiên, ông nhấn mạnh “Tôi không tin rằng người ta có thể nại tới một đồng thuận trong quá khứ của các giám mục như là vô ngộ nếu họ không còn nhất trí trong việc giảng dạy học lý đó nữa. Lấy một thí dụ: các giám mục tại Công Đồng
Các điều kiện trên từng được thỏa mãn
Trong mấy năm gần đây, một số học giả Công Giáo gợi ý rằng ngay cả các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp cũng có thể bị tiêu hủy, và chắc chắn HC sẵn sàng nhắc tới bất cứ điều gì được bất cứ ai thấy là có ích cho lập trường của họ. Do đó, họ đã hết sức chú tâm tới việc tìm được sự hỗ trợ cho lập trường của họ nơi các Thánh Basilêô và Kim Khẩu, nơi hai tác giả các sách ân giải, nơi lá thư bị nhiều người tranh luận của Đức Grêgôriô, nơi Vatican II và cả Trent nữa, đến nỗi hoàn toàn câm nín đối với chứng từ của các giáo phụ và tiến sỹ khác của Giáo Hội, của các vị giáo hoàng và các công đồng (191).
Như đã thấy, Công Đồng
Từ Trent tới Vatican II, nhiều tuyên bố của các vị giáo hoàng, của nhiều nhóm giám mục, cũng như của các cá nhân giám mục đã tái khẳng định giáo huấn này trước sự bác bỏ nó của Thệ Phản và của luật ly dị dân sự. Ngay trong nửa thế kỷ vừa qua, cũng rất ít chứng cớ cho thấy có sự bất đồng của các giám mục đối với lập trường mà các nghị phụ của
Như một phần trong cuộc cải cách của
Thành thử, trong vài thế kỷ, người Công Giáo khắp nơi được dạy rằng hôn nhân bí tích, hoàn hợp chỉ bị tiêu hủy bởi sự chết. Các mục tử đều minh giải giáo huấn này nhất là cho các cặp đang chuẩn bị bước vào hôn nhân. Thực hành của Giáo Hội củng cố giáo huấn bất khả tiêu của mình bằng cách nhất loạt bác bỏ các mưu toan tái hôn sau khi ly dị ngoài dân sự, coi nó như một tội trọng. Các tòa án coi giáo huấn này như một nguyên tắc không có ngoại lệ khi xử lý các vụ án hôn phối (195). Các mục tử thường xuyên cảnh cáo những người toan tái hôn không được rước lễ. Các người Công Giáo có đức tin trong các cuộc “hôn nhân” bất hiệu lực thứ hai này, nếu được học giáo lý vững vàng, đều hiểu là mình đang sống trong tội trọng. Như thế, khoa giáo lý và thực hành mục vụ đều cho thấy rõ, nhất là đối với các cặp đính hôn và các cặp vợ chồng, rằng giáo huấn của Giáo Hội về bất khả tiêu là một phần của đức tin Công Giáo, và tới tận nửa thế kỷ vừa qua, gần như không có bất đồng nào chống lại giáo huấn này trong toàn bộ tín hữu.
Nếu tín điều có nghĩa là một công bố được xác định một cách long trọng, thì không có tín điều nào dạy rằng các cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp đúng nghĩa đều tuyệt đối bất khả tiêu. Tuy thế, giáo huấn ấy đã được huấn quyền phổ quát thông thường đề ra như là giáo huấn được Thiên Chúa mạc khải và phải được toàn thể Giáo Hội tin giữ. Các giáo huấn loại này cũng giống như các công bố được xác định một cách long trọng không chấp nhận việc duyệt xét (196).
KẾT LUẬN
Trong nửa thế kỷ qua, nhiều học giả Công Giáo, tức các thần học gia, học giả Thánh Kinh, giáo luật học, và nhiều ngành khác, vốn chú tâm nghiên cứu các dữ kiện khó hòa hợp được với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Họ vốn chỉ trích lối giải thích thần học thường có xưa nay về giáo huấn này và đưa ra nhiều luận chứng nhằm kêu gọi người khác đem nó ra nghi vấn. HC lựa các yếu tố từ bộ phận học giả này để xây dựng chủ trương của họ rằng giáo huấn về bất khả tiêu không thuộc đức tin Công Giáo và việc duyệt lại bản chất của nó hiện nay là điều có thể.
Theo RG, lập trường của HC thoạt đầu khá gây ấn tượng vì nó tổng hợp được khá nhiều công trình nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, như RG đã cố gắng chứng minh, một số yếu tố trong bộ phận học giả trên không vững vàng và việc HC sử dụng chúng không có tính phê phán. Hơn nữa, phần lớn họ còn bỏ qua công trình của nhiều học giả Công Giáo trong nhiều thời đại vốn giải thích và bênh vực tính bất khả tiêu của hôn nhân. Trong khi vật lộn với các vấn đề do HC nêu lên, RG buộc phải nhìn vào truyền thống thần học lâu dài hơn. Đặc tính giao ước của hiệp thông phu phụ xuất hiện như là chìa khóa để hòa hợp tính bất khả tiêu của hôn nhân với các dữ kiện Thánh Kinh cũng như với việc Giáo Hội coi là khả tiêu một số cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp và không có tính bí tích.
Khi tính tới nền học giả Thánh Kinh vững chãi và đọc học lý Tin Mừng và tông truyền về hôn nhân dưới ánh sáng đặc điểm giao ước của hiệp thông phu phụ, RG cho rằng ta khó có thể có lý khi cho rằng Chúa Giêsu và Thánh Phaolô không dạy tính bất khả tiêu tuyệt đối của hôn nhân giao ước, đã hoàn hợp. Nếu còn nhìn nhận thêm các lầm lẫn từng làm mờ chứng từ của Công Đồng Trent và chứng từ của huấn quyền phổ quát thông thường từ Trent trở đi, ta khó có thể hợp lý khi cho rằng giáo huấn của Giáo Hội không chuyên chở một cách dứt khoát chân lý đã được Thiên Chúa mạc khải về ly dị và tái hôn đã được phát biểu trong học lý Tin Mừng và tông truyền. Do đó, việc duyệt xét bản chất giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về tính bất khả tiêu là điều hiện nay và mãi mãi không thể có được.
Khi tình yêu đích thực dẫn một người đàn ông và một người đàn bà tới chỗ kết hôn với nhau, họ muốn sự kết hợp do họ khởi diễn sẽ kéo dài suốt đời. Ấy thế nhưng họ cũng hiểu rằng nếu sự ưng thuận hỗ tương của họ chỉ là một cam kết, thì nó cũng sẽ có thể bị thu hồi như bất cứ cam kết nhân bản nào khác. Bất khả tiêu là một phần trong ơn phúc Thiên Chúa ban cho cặp vợ chồng. Nếu họ tin Chúa Giêsu và dấn thân sống chân lý của Người trong yêu thương, bao gồm chân lý Người vốn dạy về bất khả tiêu, họ sẽ được chung chia hồng phúc của sự kết hợp giao ước. Giữa gian truân và cám dỗ, họ sẽ được động viên cách mạnh mẽ để kiên trì. Ở đời này, những ai kiên trì sẽ chỉ được thỏa hy vọng một cách bất toàn, kể cả hy vọng của họ đối với cuộc sống hân hoan vợ chồng. Nhưng khi được thừa hưởng vương quốc dứt khoát, họ sẽ thấy rõ mọi đau khổ của những người phối ngẫu nào biết tin tính bất khả tiêu đều không thể sánh được với sự thiện mà Thiên Chúa đã tạo nên dành cho sự cộng tác của họ. Họ sẽ được sống với mọi người diễm phúc trong niềm vui bất tận của tiệc cưới giữa Chúa Giêsu và Giáo Hội của Người và sẽ tìm thấy trong sự hiệp thông giao ước này việc thành toàn tối hậu cuộc hôn nhân của họ với nhau.
Đui mù đối với tính bất khả tiêu của hôn nhân đã gây khốn khổ cho thân phận làm người sau khi sa ngã. Các mục tử có lòng cảm thương nào biết nhìn ra các hậu quả tai hại, vốn không ít ỏi đối với con cái, từng gây ra cho bất cứ xã hội nào coi hôn nhân như khả tiêu đều biết ơn Chúa Giêsu đã chữa lành sự đui mù này và đổi mới hôn nhân. Họ hân hoan khi thấy Giáo Hội, nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đã lên sức mạnh về phương diện bí tích để các cặp vợ chồng biết rằng họ đã nên một một cách bất khả tiêu. Không hề nghĩ rằng Giáo Hội sẽ có lòng cảm thương khi chấp nhận tính khả tiêu như thế gian, các mục tử này hiểu rõ rằng lòng cảm thương có tính mục vụ chân thực mới đem đến cho thế giới sự viên mãn của Tin Mừng, tức mọi hồng phúc mà Thiên Chúa đã ủy thác cho Giáo Hội, trong đó, có hồng phúc hôn nhân giao ước (197).
Vũ Văn An
________________________________________
Ghi chú
[157] HC 463. Trong một ghi chú đã bị hủy bỏ, HC trích dẫn Piet Fransen, “Divorce on the Ground of Adultery—The Council of Trent (1563),” Theo Westow dịch, trong The Future of Marriage as Institution , ed. Franz Bockle, Concilium 55 (New York: Herder & Herder, 1970) 89–100. Từ đây, RG gọi tác giả và bài này là “Fransen”. Như HC nhấn mạnh, trong bài này, Fransen tóm lược các yếu tố chủ yếu của một bài trước cũng của ông; ghi chú đầu tiên của bài này có nhắc tới các yếu tố này. Ở đây RG chỉ trả lời Fransen trong phạm vi HC sử dụng ông; nên các phê bình của RG phải được hiểu dưới ánh sáng bài báo được trích dẫn này. [158] Fransen 90.[159] Fransen 92; xem chủ trương tương tự tại 93-94.[160] “Một người đàn bà đã kết hôn tự hiến mình cho một người đàn ông khác hết còn là một bà vợ, đến độ mỗi người phối ngẫu, hay ít nhất người không là nguyên cớ cho ly dị, được tái hôn, nghĩa là, người đàn ông có thể lấy một người vợ khác hay người đàn bà có thể lấy một người chồng khác”; và “một ai đó, sau khi rẫy bỏ người phối ngẫu ngoại tình của mình, lấy một người khác thì không phạm tội ngoại tình” (Trent 6:98 and n. 10).[161] Trent 6:99; lời dịch trích của Martin Luther, The Babylonian Captivity of the Church, A. T. W. Steinhauser và nhiều người khác phiên dịch, trong Luther’s Works , vol. 36, do Abdel Ross Wentz chủ biên (Philadelphia: Fortress, 1959) 105. [162] Xem Trent 6:409–12; “Quod per fornicationem non solvatur vinculum matrimonii” (Trent 6:409). Per fornicationem có thể có nghĩa một là “bởi vì ngoại tình [ob hay propter fornicationem]” hai là, như Thánh Gioan Kim Khẩu gợi ý (xem Palmer, “Christian Marriage” 626–27 n. 19), “bởi chính sự ngoại tình” [per fornicationem ipsam]”. Tuy nhiên, bảm tóm lược cuộc tranh luận, tức đoạn cho rằng các nghị phụ “confirmavit matrimonium ob fornicationem dissolvi non posse” (
(187) Francis A. Sullivan, S.J., “Reply to
(188) Ibid. 611.
(189) Ngay cả nếu thí dụ của Sullivan có liên quan đi chăng nữa, thì câu của ông “nếu họ không trở nên người Công Giáo trước khi chết” đã viết sai điều kiện cần phải có của Công Đồng Florence là: “trừ phi họ kết hợp [aggregati] với Giáo Hội Công Giáo trước lúc qua đời” (Tanner 1:578). Giáo huấn của Công Đồng
(190) Giả sử mọi giám mục khắp thế giới hiện nhất trí trong việc dạy như một chân lý phải được tuân giữ dứt khoát rằng buôn bán một con người nhân bản luôn luôn là một sai lầm nghiêm trọng, và giả sử Sullivan cũng thừa nhận tình thế ấy. Nhưng trừ phi từ bỏ lập trường hiện nay, nếu không, ông hẳn phải nhấn mạnh rằng sự sai lầm của việc buôn bán một con người nhân bản chưa được giảng dạy một cách vô ngộ bởi huấn quyền thông thường vì các giám mục tương lai rất có thể không còn nhất trí giảng dạy học lý ấy nữa.
(191) Xem Anthony J. Bevilacqua, “The History of the Indissolubility of Marriage,” Proceedings of the Catholic Theological Society of
Lượt xem 117 Lần