Hình ảnh con chim Bồ câu

Bồ câu thuộc loại thú vật giống chim có hai cánh bay cao trên trời cùng có nhiều chủng loại khác nhau trên thế giới.

Theo niềm tin tôn giáo và dân gian chim Bồ câu có đóng giữ vai trò gì không?

Theo nền văn hóa bên Đông phương chim Bồ câu là con vật thánh. Nên có luật cấm không được giết sát hại loài chim này

Trong Kinh thánh nơi sách Sáng thế ký thuật lại hình ảnh chim Bồ câu là sứ giả của Tổ phụ Noe: 

Từ trong tàu ông lại thả con bồ câu, để xem nước đã giảm trên mặt đất chưa.9 Nhưng con bồ câu không tìm được chỗ đậu chân, nên trở về tàu với ông, vì còn nước trên khắp mặt đất. Ông bèn giơ tay bắt lấy nó mà đưa vào trong tàu với ông.10 Ông đợi thêm bảy ngày, rồi thả con bồ câu ra khỏi tàu một lần nữa.11 Vào buổi chiều, con bồ câu trở về với ông, và kìa trong mỏ nó có một nhành lá ô-liu tươi! Ông Nô-ê biết là nước đã giảm trên mặt đất.12 Ông lại đợi thêm bảy ngày, rồi thả con bồ câu ra, nhưng nó không trở về với ông nữa“.( St 8, 8-12).

Như thế chim Bồ câu, sứ gỉa của tổ phụ Noe là hình ảnh trong ý nghĩa sự hòa giải, hòa bình và ơn cứu độ. Vì nhờ chim bồ câu đi dò đường mang tin tức báo cho Ông biết trận lụt đại hồng thủy, án phạt của Giavê Thiên Chúa đổ xuống trên mặt đất, đã qua, cơn mưa kéo dài 40 ngày đêm đã chấm dứt, nước đã rút không còn bao phủ tràn ngập mặt đất nữa, và gia đình ông cùng xúc vật được cứu độ còn sống sót.

Hình ảnh con chim Bồ câu bay trở về tầu với tổ phụ Noe ngậm mang cành lá Oliu nói cho biết Thần Linh Thiên Chúa, sức sống niềm hy vọng đang bừng lên trên địa cầu con người.

Chim bồ câu như thế là hình ảnh chỉ về đức Chúa Thánh Thần trong niềm tin đạo Công Giáo.

Trước khi vũ trụ thành hình, Thần Linh Thiên Chúa bay là là trên nước. ( St 1,2). 

Sau khi Giêsu lên khỏi dòng nước sông Jordan đễ chịu phép rửa do Thánh Gioan làm, Thánh Thần Thiên Chúa hiện thân là một con chim Bồ câu đáp xuống trên Chúa Giêsu. Mt 3,16, Ga 3,22). Và trong dòng lịch sử đời sống Giáo hội, hình ảnh chim Bồ câu luôn dương rộng đôi cánh với vòng triều thiên thánh thiêng là hình ảnh nói về Đức Chúa Thánh Thần.

Chim bồ câu theo luật lệ lễ nghi thời Cựu ước của ngườ Do Thái là con vật được dùng làm lễ tế hy sinh đền tội dâng lên Giavê Thiên Chúa ( Sách levi 5,7-10. 14,21-23) cùng làm lễ vật thanh tẩy (Levi 15, 13-15. 28-30, Lc 2,22-24). 

Vì thế thời Chúa Giêsu, người ta đem chim gáy, bồ câu vào bán trong khu sân bên ngoài đền thờ Gierusalem, để dân chúng nhất là người nghèo mua làm lễ tế dâng lên Thiên Chúa. ( Mt 21,12, Mc 11,15 và Ga 2,14.16).

Với người Hylạp và người Do Thái chim Bồ câu là hình ảnh mẫu gương về sự hiền hòa ngây thơ, trong trắng thanh sạch. Vì thế, Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh của chim Bồ câu nói về đức tính ngay thẳng thành thực làm ví dụ cho dễ hiểu. 

Tiếng rầm rì lục cục của chim Bồ câu phát tỏa ví tựa như tiếng than thở về nỗi đau khổ của con người. ( Isia 38,14. Isaia 59,11).

Người cầu nguyện mong sao mình có đôi cánh của chim Bồ câu bay cao xa thoát khỏi cảnh chao đảo hỗn độn đầy đe dọa, để tìm đến nơi bình an.

( Tv 55,7).

Từ thế kỷ thứ 6. sau Chúa giáng sinh hình ảnh chim Bồ câu không chỉ là hình ảnh tượng trưng chỉ về đức Chúa Thánh Thần, nhưng còn trở thành dấu hiệu tượng trưng cho phong trào hòa bình trên thế giới, và cũng là hình ảnh nói về tình yêu. Vì đặc tính hiền hòa của loài chim này. 

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.

Lượt xem 109 Lần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *