Gia đình Việt Nam xưa và nay
6/13/2013 8:31:21 PM
Đồng cảm với Giáo hội, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một cái nhìn khái quát về gia đình dựa trên con người Việt Nam (VN). Con người VN bị tác động bởi những yếu tố địa lí, lịch sử đã kết thành một thực thể phức tạp với nhiều đức tính và khuyết điểm. Chính những con người này lại gắn bó với nhau thành gia đình. Chúng tôi hi vọng rằng cái nhìn này sẽ giúp bạn đọc khám phá ra những điều kì diệu, những nét đẹp bí ẩn và cả những khuyết điểm cần sửa chữa, những nguy hiểm phải đương đầu của gia đình VN. Chúng tôi tin rằng, chỉ khi hiểu rõ thật sự con người, ta mới có thể giải quyết những vấn đề trong gia đình theo tinh thần của Đức Kitô: “Sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (x. Ga 8, 32) dù sự thật ấy có thể làm chúng ta mất lòng.
Nói đến con người VN, chúng ta có thể nhắc đến bao điều kì diệu, bao đặc tính tốt đẹp mà nhiều người đã không ngớt lời ca tụng như Toan Ánh trong bộ Nếp Cũ – Con người VN, Sơn Nam trong Người Sài Gòn, Vương Hồng Sển trong Sài Gòn Năm xưa … nhất là Vũ Hạnh (A. Pazzi) trong Người Việt kì diệu. Những lời ca tụng đó có thể ru ta vào giấc mộng dĩ vãng mà không dám nhìn thẳng vào thực tế để giải quyết những vấn đề về gia đình. Chúng tôi nhớ lại thí dụ tương tự của người Trung Hoa, khi đọc cuốn Người Trung Hoa xấu xí. Nhờ ý thức về các tật xấu và khuyết điểm đã ăn sâu trong con người mình qua dòng lịch sử và quyết tâm sửa đổi, họ đạt được những bước phát triển kì diệu về kinh tế, quân sự, chính trị như hiện nay. Chúng tôi hi vọng có một tác giả dám viết những tập sách tương tự để thức tỉnh dân tộc VN.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi dùng phương pháp phân tích con người và hoàn cảnh xã hội để nêu lên một số điểm khái quát về gia đình VN thời xa xưa và hiện tại trước khi đưa ra một vài đề nghị cho gia đình Công giáo VN. Chúng tôi cũng xin xác định từ “gia đình” chúng tôi nói ở đây theo nghĩa hẹp nhất, đó là “tập thể những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ, con cái” (Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, 2002) và chưa mở rộng ý nghĩa đến gia đình nhân loại với “tứ hải giai huynh đệ”, gia đình vũ trụ với các thành phần vật chất liên hệ mật thiết với nhau hoặc gia đình Thiên Chúa theo quan niệm Kitô giáo.
1. GIA ĐÌNH VIỆT
1.1. Về mặt địa lí
Nước VN là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, phía Đông bán đảo Đông Dương. Dù cùng một nguồn gốc, nhưng người VN và gia đình VN lại rất khác với người Trung Quốc ở phía Bắc, với người Lào và Cambodia ở phía Tây, vì những rặng núi hình rẻ quạt ở phía Bắc và dãy Trường Sơn hùng vĩ ở phía Tây đã ngăn cách họ với người VN, ngăn cản phần nào sự hoà nhập của các nền văn hoá khác nhau. Phía Đông,
Hướng tiến bị bên núi, bên biển ngăn cản buộc dân tộc phải hướng về phía Nam từ đồng bằng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc (rộng 15.000 km2), vượt qua các đồng bằng nhỏ hẹp ở miền Trung để vào tới đồng bằng sông Cửu Long (rộng 40.000 km2) ở miền Nam. Bước chân khai phá của người Việt chỉ dừng lại trước biển cả ở cực Nam đất nước, nhưng thiên nhiên vẫn ưu đãi cho dân Việt nên bờ cõi tiếp tục mở rộng về phương Nam vì hằng năm đồng bằng Nam Bộ vẫn trải rộng lấn về phía biển từ 60 – 80m, do phù sa của các con sông Cửu Long bồi đắp. Người Việt, với tâm hồn của những người tiên phong, không sợ hiểm nguy, dám đối đầu với những thử thách, bất trắc của cuộc sống đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
Khí hậu cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tâm tính con người và tình trạng gia đình. VN nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, nghiêng về chí tuyến hơn là xích đạo nên có nhiệt độ cao, trung bình từ 220C – 270C. Hằng năm, có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.000 ml/cm2, độ ẩm khoảng 80%, số giờ nắng khoảng 1.500 – 2.000 giờ/năm. Do ảnh hưởng của gió mùa và địa hình phức tạp, nên khí hậu VN luôn thay đổi trong năm, giữa năm này với năm khác, giữa nơi này với nơi kia (từ Bắc xuống
1.2. Về mặt lịch sử
Tiếp đến chúng ta chú ý hơn về con người VN qua các giai đoạn lịch sử hình thành dân tộc.
1.2.1. Giai đoạn khởi phát từ khi con người khôn ngoan (homo sapiens) xuất hiện trên đất VN vào khoảng 23.000 năm trước Công Nguyên (TCN), qua các họ Hồng Bàng (2879 TCN) đến nước Âu Lạc do An Dương Vương Thục Phán (257-208 TCN) lập nên với thành Cổ Loa, hiện nay vẫn còn di tích ở Hà Nội. Người Việt đã bỏ cuộc sống bộ tộc trong những hang động miền cao để xuống định cư thành những làng mạc, với đơn vị căn bản là gia đình, ở đồng bằng sông Hồng. Các dân tộc này có chung một nền văn hoá thống nhất đó là nền văn hoá Đông Sơn, với những chiếc trống đồng tiêu biểu có hoa văn trang trí đẹp. Đây là tổ tiên của những người Kinh khởi đầu sống tập trung ở đồng bằng sông Hồng và cứ tiến dần về phía
Trong khi đó, các dân tộc có chung nền văn hoá Sa Huỳnh sống ở miền Nam Trung Bộ với những công cụ bằng sắt và các đồ trang sức bằng mã não. Nền văn hoá này trải rộng từ Thừa Thiên đến lưu vực sông Đồng Nai. Họ là tổ tiên của người Chăm đã xây dựng nên vương quốc Champa.
Nhóm thứ ba là những dân tộc thuộc nền văn hoá Óc Eo ở cực
Tất cả các dân tộc ấy tạo thành cộng đồng người Việt với 54 sắc tộc khác nhau và người Kinh chiếm tới 90% dân số.
Trong dòng lịch sử, những dân tộc ấy sống hoà thuận với nhau mà không có kì thị rõ rệt hay phân biệt gay gắt, thậm chí có rất nhiều cuộc hôn nhân giữa các chủng tộc, dù những kẻ ngoại xâm cố tình gây chia rẽ. Điều này nói lên tính hoà đồng của người Việt.
1.2.2. Sự thống trị của các đế chế Trung Hoa kéo dài trong 11 thế kỉ ảnh hưởng không ít tới con người cũng như gia đình VN. Năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị Triệu Đà, vua của nước Nam Việt chiếm. Năm 111 TCN, nước Nam Việt bị chuyển sang tay nhà Hán rồi trải qua nhiều đời vua Trung Hoa cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, trên sông Bạch Đằng, năm 938, khôi phục nền độc lập cho đất nước.
Dù sống dưới chế độ bóc lột hà khắc với chính sách chia để trị, người Việt vẫn kiên nhẫn chịu đựng gian khổ, biết chờ thời cơ trổi dậy với cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248), Lý Bí (thế kỉ VI), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791). Tuy nhiên, vì sống quá lâu dưới ách thống trị, người Việt có đặc trưng thường nhút nhát, sợ sệt, không dám bày tỏ trực tiếp ý kiến của mình nhất là trước mặt người lạ. Họ hay giấu diếm tình cảm của mình để tránh cho quân thù khỏi làm hại, dễ nghi ngờ vì nghĩ rằng ai cũng có thể là kẻ thù, thiếu tin tưởng và ít cộng tác với người khác ngay cả với người thân thuộc. Những đặc tính này tạo ra nhiều điểm bất lợi cho đời sống gia đình vì gia đình là một cộng đồng đòi hỏi sự hiệp thông trọn vẹn giữa các thành viên, cần sự cởi mở chân thành, tin tưởng và lo lắng cho nhau. Dù thời Bắc thuộc đã qua nhưng những di chứng tiêu cực dường như vẫn còn ăn sâu trong tâm hồn người Việt.
Hầu hết người Việt yêu mến quê hương dân tộc và chống lại kẻ ngoại xâm. Để biểu thị sự bất hợp tác, họ chỉ làm việc cầm chừng dưới ánh mắt theo dõi của quân thù và ra vẻ chăm chỉ khi bị giám sát dưới làn roi hành hạ. Do làm mãi dưới chế độ này người Việt dễ trở thành người làm việc nửa vời, chỉ cố gắng khi có sự theo dõi của người khác thay vì làm việc với ý thức về trách nhiệm của mình. Ngoài ra, vì quan niệm tất cả những gì công cộng như vườn cây, đường xá, cầu cống.. đều là của chung, do kẻ thù quản lí, nên họ chẳng thiết tha gìn giữ. Hơn nữa, những thứ chung đó cũng là do sưu cao thuế nặng của họ đóng cho Nhà nước đô hộ nên họ nghĩ có lấy cắp của công cũng chỉ là hoàn trả cho mình, thậm chí có người còn cho rằng: “Ăn cắp của công là không có tội”.
Về mặt gia đình và xã hội, Nhà nước đô hộ Trung Hoa thời đó chỉ nhằm khai thác kinh tế nên không chú ý đến việc xây dựng và giáo hoá dân Việt. Bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá Trung Hoa, xã hội VN thời đó vẫn theo chế độ đa thê: người đàn ông có thể có nhiều vợ, nhiều tì thiếp, nhất là những người giàu. Nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thô sơ, cần có nhiều lao động khoẻ, nên gia đình càng đông con nhiều cháu thì càng tốt, nhất là con trai vì “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Xã hội theo chế độ gia trưởng, mọi quyền hành đều tập trung vào người đàn ông, nên phụ nữ thường bị đối xử bất bình đẳng. Sống trong hoàn cảnh như thế, người phụ nữ vẫn âm thầm chịu đựng những thua thiệt và áp bức để thờ chồng, nuôi con. Tình trạng này kéo dài đến đầu thế kỉ XX mới chấm dứt.
Trong khi đó người đàn ông làm việc quần quật suốt ngày ở đồng áng, chiều về họ thường tụ tập với nhau bên chén rượu để quên đi nỗi vất vả nhọc nhằn. Những chai rượu làm từ nông sản ấy tuy có giúp họ quên đi nỗi cơ cực, nhưng lại ảnh hưởng nặng nề tới hạnh phúc gia đình. Khi người đàn ông say khướt trở về nhà, họ trở thành người nóng tính, hay đánh đập vợ con. Rượu đã tàn phá sức khoẻ của người say và làm con cái họ thường kém thông minh, thân thể yếu ớt. Tình trạng say sưa rất phổ biến ở nông thôn thời trước và ngay cả bấy giờ đối với dân thành thị, nhưng chính quyền đô hộ vẫn cố tình làm ngơ để giảm bớt sức đấu tranh của dân tộc Việt.
1.2.3. Giai đoạn độc lập và thống nhất đất nước dưới thời quân chủ bắt đầu từ thế kỉ X đến thế kỉ XX, trải qua ba triều đại nhỏ là Ngô (939 – 965), Đinh (968 – 980), Tiền Lê (980 – 1009) và bốn triều đại lớn: Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Lê (1428 – 1788), Nguyễn (1802 – 1945), xen kẽ với ba triều đại nhỏ là: Hồ (1400 – 1407), Hậu Trần (1407 – 1414), Tây Sơn (1788 – 1802). Người Việt ra sức củng cố nền độc lập non trẻ bằng các cuộc chiến thắng ngoại xâm: Lê Hoàn thắng quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt thắng quân Tống năm 1077, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên Mông vào các năm 1258, 1285, 1288, Lê Lợi thắng quân Minh sau mười năm chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ chiến thắng quân Xiêm (1785) ở Rạch Gầm, Xoài Mút và đại phá quân Thanh vào năm 1789. Tinh thần ái quốc dâng cao khiến người Việt saün sàng hi sinh tình riêng gia đình vì đại nghĩa của đất nước. Bài học của giai đoạn này như giới thiệu cho người Việt, nam cũng như nữ, là phải biết bảo tồn dòng họ của mình, khi mở rộng tình gia đình thành gia tộc. Từng cá nhân phải biết hi sinh quyền lợi cho dòng tộc.
Gắn bó với những người đã khuất trong dòng tộc, người Việt chứng tỏ lòng thảo hiếu qua việc thờ cúng tổ tiên mà nhiều người hiểu lầm là đạo ông bà. Ta khó có thể coi đây là một đạo vì không có giáo chủ, cũng chẳng có giáo điều. Nhiều người Việt vừa thờ cúng tổ tiên mà vẫn theo một tôn giáo khác như Phật giáo, Cao Đài giáo, Công giáo. Trong việc thờ cúng tổ tiên, người Việt lập bàn thờ tại nhà với bài vị của những người đã khuất, cúng bái trong những ngày sóc, vọng, giỗ, Tết. Việc này tạo lại mối tương quan mật thiết với cả những người sống để xoá đi phần nào sự nghi ngại chia rẽ do thời đô hộ để lại. Sự gắn bó với dòng tộc đôi khi quá mức khiến nhiều người lại khép kín với đồng bào, chỉ tin tưởng bao che cho những người thân thuộc, tạo nên sự bất công đối với người khác đến độ “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Trong thời kì này, chúng ta ghi nhận một vài điểm quan trọng ảnh hưởng đến tâm tính con người và gia đình VN. Trước hết là ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương, đặc biệt là Khổng giáo. VN chịu tác động bởi ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo. Cả ba đều đến từ Trung Hoa, chỉ riêng Phật giáo lại chia làm hai ngả, Phật giáo theo phái Đại Thừa từ Trung Hoa truyền sang miền Bắc và Phật giáo theo phái Tiểu Thừa từ Tích Lan truyền qua Myamar, Thái Lan, Cambodia và vào miền Nam VN.
Phật giáo ảnh hưởng nhiều đến quần chúng bình dân, nhất là dưới thời Lý – Trần, với thuyết Luân Hồi, với Tứ Diệu Đế, với luật Nhân Quả để nuôi dưỡng lòng đạo đức, giải thích cho người dân hiểu về nguồn của bể khổ đời người là do lòng dục, vì thế muốn diệt khổ phải từ khước lòng dục của mình bằng cách theo Bát Chánh đạo.
Khổng giáo hay Nho giáo là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, chính trị do Khổng Tử sáng lập nhằm duy trì trật tự của xã hội phong kiến nên ảnh hưởng nhiều đến vua quan và quần chúng trong cách tổ chức xã hội. Nho giáo khởi đầu với việc lập Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám và tổ chức thi cử (1076) và càng ngày càng chiếm ưu thế cho đến khi đạt được địa vị độc tôn vào thế kỉ XVIII – XIX. Người VN ứng xử trong các quan hệ gia đình, họ hàng, làng xóm, vua quan theo những chuẩn mực của lễ nghĩa Nho giáo như Tam cương – Ngũ thường, để có thể “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Những chuẩn mực của Nho giáo có mặt tốt là giữ cho xã hội được trật tự ổn định, nhưng lại dẫn đến sự áp chế của một con người hay một dòng họ nắm trọn quyền sinh sát trong tay “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Chúng không giải phóng được con người, không mở ra cho con người thấy bầu trời bao la của việc “trị quốc, bình thiên hạ” mà chỉ trở thành những người trí thức luẩn quẩn với những bài phú, bài thơ, bài văn nhai đi nhai lại những câu trích dẫn thuộc lòng trong Tứ Thư Ngũ Kinh. Thật ra, tư tưởng Nho giáo rất thâm sâu nhưng ít người hiểu thấu.
Chúng không những không cải tạo được tình trạng đa thê hay bất bình đẳng nam nữ, như ta từng thấy trong thời bị Trung Hoa đô hộ mà còn làm cho người phụ nữ càng bị lệ thuộc hoàn toàn vào người đàn ông “Trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, vào dòng họ của chồng “Lấy chồng thì phải theo chồng, lấy chồng phải gánh giang sơn nhà chồng”. Người phụ nữ chỉ còn là cái bóng của người đàn ông vì họ được dạy phải có đủ tam tòng – tứ đức “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” chứ không còn là một con người thật sự độc lập với tất cả giá trị làm người.
Sống trong nền quân chủ chuyên chế độc tài người dân không được phép có nhiều phương tiện vật chất, nhiều nông nô vì sợ bị phản loạn. Nhưng dù có nhiều tiền họ cũng không được phép tiêu, không được cất nhà theo ý mình, thậm chí không được ăn mặc theo ý mình muốn (màu vàng chỉ dành cho nhà vua). Họ cũng không được học rộng vì càng có nhiều tư tưởng mới lạ họ càng dễ ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền: chỉ cần một câu thơ không rõ ý cũng có thể bị kết tội phản nghịch và bị tru di tam tộc. Mỗi làng chỉ có một vài người được đi học còn tất cả nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Chính sách chuyên chế này làm cho người Việt không phát triển óc suy tư, sáng tạo của mình.
Ngoài ra, những hủ tục hôn nhân như tục tảo hôn, tục mê tín (xem tuổi tác) trong cưới xin, tục kén vợ, kén chồng để môn đăng hộ đối, tục mua nàng hầu… dẫn đến sự suy thoái của nòi giống, dẫn đến gia đình bị tan vỡ do vợ chồng không hợp nhau, dẫn đến việc không tôn trọng tình cảm riêng tư của con người, và cuối cùng người phụ nữ chỉ được xem như là một món hàng để mua bán đổi trao. Nhiều làng xã có những quy định hết sức khắt khe về hôn nhân đến độ “phép vua thua lệ làng”, như đối với những người phụ nữ ngoại tình, những cô gái chửa hoang khiến cho giá trị của con người không còn được tôn trọng.
Cuối cùng, Lão giáo du nhập vào VN đồng thời với Phật giáo và Nho giáo ngay từ thời Bắc thuộc, đến đời vua Đinh Tiên Hoàng (cuối thế kỉ X) đã khá phát triển ở nước ta. Lão giáo chủ trương vô vi (không làm), “nghĩa là chủ ý cốt theo cách tự nhiên thanh tĩnh không cần phải làm gì, nghĩa là muôn việc cứ phó mặc tự nhiên, không cần phải lo lắng, nghĩ ngợi mới hưởng sự khoái lạc phiêu diêu” (Toan Ánh, Nếp cũ – Tín ngưỡng VN, quyển Thượng, NXB TP.HCM, 1992, tr. 221). Chủ trương này đúng ra là thái độ sống của những nhà trí thức Nho giáo. Dần dần đạo Lão đi vào các tầng lớp bình dân và biến thể thành những hình thức bí hiểm mê tín như phù phép, sấm kí, chầu đồng, thẻ sâm, bói toán, với các thần tiên ẩn thân trong vạn vật: “bếp thì có ông Táo, đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Tuy nhiên, cái nhìn “linh hoá vạn vật” này lại giúp cho người VN vượt qua thái độ quá chuộng hình thức lễ nghĩa tỉ mỉ, vụn vặt của Nho giáo để đến gần với thiên nhiên và tìm được sự khoáng đạt cho tâm hồn.
Chúng ta không thể không nhắc đến ảnh hưởng của Kitô giáo trong thời kì này. Kitô giáo được truyền vào VN là đạo Công giáo theo lễ nghi Roma, qua các giáo sĩ dòng Đa Minh, dòng Phanxicô người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào thế kỉ XVI, nhất là các giáo sĩ dòng Tên vào thế kỉ XVII. Các giáo sĩ này nói được tiếng Việt, sáng lập ra chữ quốc ngữ và đóng góp nhiều về khoa học, cũng như xã hội cho các vua chúa của cả hai miền Nam Bắc. Họ truyền bá một giáo thuyết khác với Tam giáo Đông phương về nhiều điểm nên gặp sự chống đối mãnh liệt của vua quan, nhưng đó lại là những sự thật cơ bản. Sự thật đó là tất cả mọi người đều có giá trị cao quý như nhau vì đều là con cái Chúa, đều tự do và bình đẳng trước pháp luật chứ không phải vua có toàn quyền sinh sát trong tay, hôn nhân một vợ một chồng, nam nữ bình đẳng và có giá trị như nhau…
Điều không may cho Công giáo là vào thời điểm này, các đế quốc thực dân đi chiếm thuộc địa và các nhà truyền giáo lại theo chân họ vào VN gây nên nhiều hiểu lầm và cả những cuộc bách hại. Khi quân đội Pháp bắn thị uy vào cảng Đà Naüng (1847) và nhanh chóng chiếm được các tỉnh miền Đông Nam Kỳ (1862), rồi đặt nền đô hộ từ 1862-1945 thì người VN, với chính sách bế quan toả cảng của vua quan, dẫn đến ngu dốt, lạc hậu, yếu kém, như bừng tỉnh trước sức mạnh trổi vượt về quân sự, khoa học, kĩ thuật của quân thù. Họ giống như người Trung Quốc bừng tỉnh sau cuộc Chiến tranh Nha phiến (1839 – 1842) và thấy rằng: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi!” (Trần Kế Xương). Họ muốn được như người Nhật cởi mở với nền văn minh kĩ thuật của phương Tây nên phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kì Ngoại Hầu Cường Để… đã ra đời. Dân tộc VN bước vào một thời kì mới.
1.2.4. Thời kì phát triển và hội nhập với thế giới (1945 – 2000)
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ở Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Ngay sau đó, thực dân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương và nhân dân VN đã kháng chiến để bảo vệ nền độc lập của mình. Thế giới vào thời điểm 1945 – 1975 chia thành 2 phe xung đột mãnh liệt: Tư bản và Cộng sản. VN, do hoàn cảnh và vị trí đặc biệt, lại trở thành giới tuyến cho 2 phe phái trên đây. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), với hiệp định Genève, người Pháp rút khỏi miền Bắc VN, nước VN tạm thời bị chia làm 2 miền: miền Bắc là nước VN Dân chủ Cộng Hoà theo chế độ Cộng sản; miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào, là nước VN Cộng Hoà theo chế độ Tư bản. Từ năm 1964 – 1975, chính quyền Cộng sản ở miền Bắc lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại chính quyền Tư bản ở miền
Bỏ qua sự khác biệt về nhiều lĩnh vực, cả hai chế độ có nhiều điểm tích cực đóng góp vào tâm tính của người Việt: đó là sự yêu chuộng những điều mới mẻ dựa trên khoa học để phát triển đời sống, óc duy nghiệm chỉ tin vào những điều kiểm chứng được nhờ khoa học, nhất là óc duy vật cố gắng làm việc để có nhiều phương tiện vật chất, cho đời sống được ấm no, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh. Óc duy nghiệm này còn giúp cho người Việt vượt qua những mê tín dị đoan thời trước và ý thức được sức mạnh thật sự của mình.
Sau khi giành được độc lập, người Việt cố gắng xây dựng lại đất nước bằng cách du nhập các lối sống và khoa học kĩ thuật của các nước trong cộng đồng thế giới. Họ trở thành những con người hiểu biết nhờ trình độ văn hoá được nâng cao. Nếu như trước kia, cả làng chỉ có một hai người biết chữ để làm văn tự, sổ sách, thì giờ đây hầu như mọi người đều được khuyến khích đi học, mọi trẻ em bắt buộc phải đi học. Qua việc học hành và các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, và cả mạng lưới thông tin toàn cầu (internet), người Việt càng ngày càng thông thạo khoa học, phát triển nền kinh tế, khai thác được các nguồn tài nguyên phong phú của đất nước.
Nếu như trước đây, người VN tin vào Trời – Phật độ trì, vào thiên mệnh của Nho giáo (Thiên bất dung gian), vào Thiên Chúa của Kitô giáo, vào Ông bà Tổ tiên thì giờ đây, những bài học duy vật hình như lại dạy người ta chối bỏ tất cả, không còn thần thánh hoặc chỉ có con người vật chất sống vài chục năm trên cõi đời này rồi lại qua đi, đến nỗi cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tự hỏi: “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi, để một mai tôi trở về cát bụi?”. Một khi con người đánh mất ý nghĩa của đời sống vĩnh cửu, của thần linh thì người ta dám làm bất cứ điều gì để chiều theo những tham vọng và dục vọng!
Người Việt ở miền Bắc, trong cuộc chiến đấu để bảo vệ nền độc lập và chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1945 – 1975, đã hô hào vượt qua gia đình để lo cho đất nước, vượt qua tổ quốc để xây dựng quốc tế cộng sản, bãi bỏ tôn giáo vì cho đó là thứ thuốc phiện ru ngủ quần chúng. Cuộc cải cách ruộng đất (1953-1956), với những màn đấu tố, đã phá hoại truyền thống hiếu hoà, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nó làm tan vỡ luân thường đạo lí của gia đình, xã hội khi cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, bạn bè, hàng xóm, … dùng những hình thức dối trá để tố cáo lẫn nhau. Điều ấy đã ăn sâu vào tiềm thức, tạo nên nếp sống giả dối, vô đạo đức của nhiều người.
Còn người Việt ở miền
Một điều cần ghi nhận ở đây là do cuộc chiến giữa hai miền Nam – Bắc, nhiều người nhất là những người trẻ có tâm trạng “yêu cuồng, sống vội”, hối hả hưởng thụ cuộc sống trước khi phải ra chiến trường, với tâm trạng không cần biết đến ngày mai, vì nghĩ rằng bom đạn vô tình có thể phá hoại tất cả những gì người ta xây dựng hôm nay. Tâm trạng này có thể dẫn đến những hành động xúc phạm đến phẩm giá con người và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình như mãi dâm, nghiện rượu, nghiện ma tuý… Đồng thời, để làm suy yếu lực lượng đối phương, người ta lại khơi dậy những chia rẽ, nghi ngờ đã ẩn sâu trong tiềm thức của người Việt từ các thời trước. Do đó, một trong những đức tính cơ bản người Việt chúng ta cần đào luyện là phải biết tin tưởng và cộng tác với nhau, dù bá nhân bá tánh. Có như thế chúng ta mới hi vọng có được một tương lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tóm lại, chúng ta vừa nhìn qua con người VN để thấy phần nào cấu trúc tâm lí được hình thành qua các thời kì lịch sử, từ lúc khởi đầu cho đến năm 2000. Cấu trúc tâm lí này có nhiều lớp: từ ý thức, tiềm thức đến vô thức mà những biến cố lịch sử cũng như những hoạt động thường ngày đều ghi lên đó những điểm sáng tối tạo nên nhân cách của người Việt, từ đó ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Chúng giống như những lớp trầm tích đọng lại, kết thành những mảng khác nhau trong mảnh đất quê hương. Phân tích các lớp đất này người ta có thể tìm thấy được những viên ngọc quý giá nhưng không thiếu những sỏi đá khô khan, những đất cát cằn cỗi trộn lẫn với lớp phù sa màu mỡ. Tâm hồn người Việt cũng giống như bất cứ dân tộc nào trên thế giới đều có những đức tính cần phát huy, những tật xấu cần diệt trừ, những tài năng cần đào luyện và những khuyết điểm cần tu sửa. Nhân vô thập toàn là lẽ thường tình của con người. Điểm cơ bản của người Việt chúng ta hôm nay là thấy rõ được tất cả cấu trúc tâm lí này để đạt tới sự thiện toàn như Locke đã từng nói: “Toàn thiện là luật của trời, tiến đến toàn thiện là luật của người”.
2. GIA ĐÌNH VIỆT
Sau khi gợi lên một vài nét về con người và gia đình Việt
2.1. Một vài số liệu thống kê về tình trạng hôn nhân ở Việt Nam
Để suy tư của chúng ta có nền tảng chắc chắn, có lẽ ta nên căn cứ trên những dữ liệu thực tế về tình trạng hôn nhân ở Việt
2.1.1. Dân số
Trước hết chúng ta ghi nhận dân số Việt
Chúng ta lưu ý đến mức độ đô thị hoá càng ngày càng tăng theo xu hướng toàn cầu: ngay ở trong nước từ năm 1990 đến nay tỷ lệ dân số thành thị ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước Đông Nam Á hoặc các nước phát triển, tốc độ đô thị hoá Việt
2.1.2. Tình trạng hôn nhân nói chung
Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, thông tin về tình trạng hôn nhân được thu thập cho những người từ 13 tuổi trở lên. Tỷ trọng người dưới 15 tuổi kết hôn không đáng kể: 10.338 người có vợ/chồng, 385 goá, 80 ly hôn, 105 ly thân trong tổng số 3.677.695 người độ tuổi 13-14 (x. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam 1999, NXB Hà Nội, 8-2001, tr. 219).
Tuy nhiên, điều này cũng cho ta thấy tục kết hôn sớm vẫn còn tồn tại ở Việt
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến năm mười tám thiếp đà năm con.
Ra đường thiếp hãy còn son
Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng.
Nếu tính số dân từ 13 tuổi trở lên ta có thống kê sau đây:
Tình trạng kết hôn là khá phổ biến ở Việt
Số người chưa vợ/chồng là 18.335.707 người, nhưng nếu tính từ 13-29 tuổi đã lên tới 16.926.239 người, chiếm 92,31% tổng số. Những người này chắc chắn vẫn còn khả năng kết hôn. Số người chưa lập gia đình ở độ tuổi 30 trở lên là 1.409.168 người, chỉ chiếm 7,68% tổng số.
Nữ kết hôn sớm hơn nam. Ở độ tuổi dưới 30, tỷû trọng chưa kết hôn của nữ thấp hơn nam nhưng sau tuổi 30, tỷû trọng này lại cao hơn nam. Điều này chứng minh rằng nam kết hôn muộn hơn nữ, hôn nhân của nam là khá phổ biến (có vợ tuổi 30-59: 94-96%) trong khi một số phụ nữ vẫn chưa kết hôn được (phụ nữ có chồng ở độ tuổi 30-39: 86%, tuổi 40-49: 79%; tuổi 50-59: 66%) (x. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số…, Chuyên khảo về hôn nhân, sinh đẻ và tử vong ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001, tr. 1-3). Người ta giải thích sự khác biệt này là do mức độ tử vong của nam cao hơn nữ, do tai nạn nghề nghiệp, do chiến tranh thời kỳ 1960-1975 và vì nam goá vợ thường tái kết hôn nhiều hơn nữ.
* Có sự khác biệt về mức độ kết hôn giữa thành thị và nông thôn.
Tỷ lệ dân số chưa vợ chưa chồng của thành thị cao hơn của nông thôn (36,9% so với 32,3%) trong khi dân số có vợ có chồng ở thành thị thấp hơn ở nông thôn (56% so với 60%) Tỷ lệ ly hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn (1% so với 0,53%) trong khi số ly thân gần bằng nhau (0,43% so với 0,47%).
* Một điểm đáng lưu ý là số người hiện đang có vợ thấp hơn người hiện đang có chồng. Trong TĐTDS 1999 cho ta thấy 15.961.490 nam có vợ so với 16.391.864 nữ có chồng: chênh lệch 430.356 người. Sự chênh lệch này được giải thích là có thể do hiện tượng đa thê vẫn còn tồn tại tuy rất ít ở miền núi, hoặc do khi sai sót khi làm điều tra: thực tế cho thấy một số khá đông phụ nữ có con, nhưng chưa kết hôn, tự khai là có chồng, hoặc đã ly hôn và ly thân nhưng vẫn có thể khai là có chồng để tránh những khó khăn và điều tiếng trong xã hội.
2.1.3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
Dù có những người kết hôn sớm, nhưng tuổi kết hôn trung bình lần đầu cho biết số năm trung bình của một thế hệ. Chỉ tiêu này thường được tính riêng theo từng giới. Đối với phụ nữ, khoảng cách giữa hôn nhân lần đầu với thời điểm sinh con đầu lòng thường ngắn, nên tuổi này cũng là một chỉ báo khởi đầu giai đoạn sinh đẻ của phụ nữ. TĐTDS 1999 cho ta biết kết quả sau:
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu
Chia theo giới tính và thành thị/nông thôn
Mục Nam Nữ Chênh lệch
Toàn quốc 25,3 22,7 2,5
Thành thị 27,5 24,4 3,1
Nông thôn 24,5 22,1 2,3
Nếu so sánh với TĐTDS 1989 thì tuổi này ở nam tăng gần 1 năm, từ 24,5 lên 25,3; ngược lại ở nữ lại giảm đi chút ít, từ 23,2 xuống 22,7 năm. Như thế là nam giới lập gia đình muộn hơn, giống như xu hướng của nam giới ở nhiều nước châu Á (trừ Trung Quốc 23,8;
So sánh khu vực thành thị và nông thôn, tuổi kết hôn lần đầu của người thành thị cao hơn nông thôn đến 3 tuổi cho nam và hơn 2 tuổi cho nữ. Nếu so sánh với các vùng khác trên đất nước thì tuổi này cao nhất ở Miền Đông Nam bộ, nơi có TP. HCM, tiếp đến là Duyên Hải Nam Trung bộ (từ Đà Naüng tới Khánh Hoà), thấp nhất là Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình), tiếp đến là Đông Bắc (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Ninh, Quảng Ninh…). Ta có biểu đồ sau đây:
Tuổi kết hôn trung bình lần đầuchia theo giới tính và vùng
2.1.4. Tình trạng goá bụa
Số người goá ở nước ta khá đông 3.403.894. Số người nữ goá chồng cao gấp hơn 6 lần so với nam giới goá vợ: 2.934.539/469.355. Phần lớn người goá bụa từ lứa tuổi 60 trở lên là do chiến tranh trong những năm 1960-1975 gồm 2.262.410 người.
Tuy nhiên, trong số 2.523.221 người nam trên 60 tuổi chỉ có 354.615 người goá vợ thì trong số 3.613.178 người nữ, có tới 1.907.791 người goá chồng, nghĩa là cứ 2 người phụ nữ là có hơn 1 người ở goá. Ở khu vực thành thị, tỷ lệ goá chồng của nữ từ 60 tuổi trở lên cao hơn 2 điểm so với nông thôn: 55% so với 53%. Miền Duyên Hải Nam Trung bộ có tỷ lệ goá chồng cao nhất, tiếp đến là miền Đông
Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên goá vợ hoặc goá chồngchia theo giới tính và vùng
Tình trạng goá bụa này đặt ra nhiều vấn đề cho xã hội: làm cách nào để giúp các người goá bụa này được sống no đủ, hạnh phúc vì nhiều người đang phải sống trong tình trạng nghèo khổ, già nua, bệnh tật và chịu những áp lực về tâm lý nặng nề.
Số liệu cho thấy tỷû trọng có quan hệ tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn và nghề nghiệp. Đối với cả nam lẫn nữ, nhóm người có học vấn càng cao, nghề nghiệp càng ổn định, thì tỷ trọng goá càng thấp. Ta có biểu đồ sau đây:
Tỷ lệ dân số goá từ 60 tuổi trở lêntheo giới tính và một số đặc trưng
2.1.5. Tình trạng kết hôn ở tuổi vị thành niên
Ở Việt
Dân số từ 13 tuổi trở lên chia theo nhóm tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân
(x. Nguồn: Sđd, Tổng cục Thống kê…, Tổng điều tra… tr. 222)
Nếu tính tỷ lệ phần trăm dân số đã từng kết hôn của tuổi 13-19 ta sẽ thấy tỷ trọng ở tuổi 13 rất thấp, thường là 0,1% nhưng tỷ trọng này tăng rất nhanh theo tuổi. Nói chung khi tăng thêm 1 tuổi tỷ lệ này tăng gấp 2 hoặc hơn 2 lần. Vào tuổi 19, tỷ lệ này đạt tới 7% cho nam và 25,5% cho nữ. Ta có bảng tỷ lệ sau đây.
Có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị và nông thôn: tỷ lệ ở nông thôn cao gấp 2 lần so với thành thị. Vào độ tuổi 19, tỷ trọng này là 3,1% của nam và 13% của nữ ở thành thị, thì ở nông thôn đã lên tới 8,4% của nam và 29,7% của nữ.
Tỷ lệ này giữa các vùng rất khác nhau: ở đồng bằng sông Hồng tỷ lệ giữa nam và nữ là 1,9 và 7,3; vùng Đông Bắc là 2,6 và 8,5. Tây Bắc là 7,0 và 13,7; Bắc Trung bộ là 0,6 và 4,2; Duyên Hải Nam Trung bộ là 0,9 và 4,2; Tây Nguyên là 2,2 và 10,5; Đông Nam bộ là 1,1 và 5,4; đồng bằng sông Cửu Long là 2,1 và 7,2.
Nói chung các đồng bào thiểu số vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên kết hôn rất sớm trong khi vùng Bắc Trung bộ lại kết hôn khá muộn. Vào tuổi 19, có đến 28% nam và 45% nữ đã kết hôn. Hơn nữa, tuỳ theo dân tộc tỷ lệ này từ tuổi 13-19 cũng khác nhau, người Hoa thấp nhất: từ 0,7 cho nam và nữ 3,3, tiếp đến là người Kinh: nam 1,0 và nữ 5,7. Người H’Mông có tỷ lệ kết hôn vị thành niên cao nhất: vào tuổi 19, có 58,4% nam và 75,2% nữ đã kết hôn, người Dao: 31,7% nam và 58,9% nữ đã kết hôn. (x. Nguồn: Sđd, Tổng cục Thống kê…, Tổng điều tra… tr.22-30).
Ngoài nguyên nhân tập quán phong tục của mỗi dân tộc, việc kết hôn ở tuổi vị thành niên còn do nhiều yếu tố khác tác động như: do thiếu hiểu biết, khác biệt về trình độ học vấn hay tôn giáo, thiếu công ăn việc làm, thậm chí thiếu các phương tiện sinh hoạt như điện, tivi… Ta có bảng tỷ lệ so sánh sau đây.
Tỷ lệ dân số từng kết hôn ở tuổi 13-19 chia theo giới tính và một số đặc trưng
(x. Nguồn: Sđd, Tổng cục Thống kê… Tổng điều tra… Chuyên khảo về hôn nhân, tr. 31-35)
Chúng ta ghi nhận tỷ lệ kết hôn ở tuổi vị thành niên của nữ làm việc cao hơn so với nữ không làm việc. Điều này phản ánh nhu cầu thu nhập để giúp gia đình. Nữ có lao động giản đơn thường kết hôn sớm so với nữ có việc làm cần trình độ chuyên môn.
Khi người dân có phương tiện sinh hoạt nhất là có điện, có tivi để hiểu biết các thông tin về hôn nhân, gia đình, họ thường ít kết hôn sớm.
Tôn giáo cũng ảnh hưởng đến việc kết hôn ở tuổi vị thành niên, đặc biệt đạo Công giáo. Việc kết hôn ở tuổi vị thành niên thấp nhất so với các Tôn giáo khác.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Lượt xem 154 Lần