Những năm sống âm thầm vối Thiên Chúa, Vua Đa-vít rèn luyện đức tính gương mẫu và tôi luyện đức tin kiên cường. Dù cô độc và giằng co, Vua Đa-vít vẫn hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.
Thánh vương Đa-vít xuất thân là một cậu bé chăn chiên có mái tóc hung, đôi mắt đẹp và khuôn mặt xinh xắn (1 Sm 16:12), nhưng đã chiến thắng gã khổng lồ Gôliát. Vua Đa-vít là người cai trị khôn ngoan của Do Thái, đã đoàn kết các chi tộc Ít-ra-en thành một quốc gia.
Các bản văn cổ giới thiệu Vua Đa-vít là một chiến binh dũng mãnh, nhà ngoại giao khôn ngoan, nhạc sĩ thiên tài, và thực sự là một triết gia.
Vua Đa-vít được chọn kế vị Vua Sa-un để cai trị Giuđa. Mặc dù mới đầu Vua Sa-un ấn tượng về Vua Đa-vít có kỹ năng của chiến sĩ, chính khách, và nhạc sĩ, nhưng Vua Sa-un vẫn cẩn thận với người kế vị, do đó ông giao kèo về cuộc đời Vua Đa-vít. Vì thế, Vua Đa-vít sống ẩn dật ở các hang động quanh vùng Biển Chết.
Vua Đa-vít bắt đầu đặt ra những câu hỏi khó về cuộc đời. Một mình trong bóng tối hoặc trên lãnh địa của quân thù, ông vẫn cởi mở và chân thành chia sẻ tư tưởng về sự đấu tranh và nỗi lo sợ. Vua Đa-vít thất vọng về kế hoạch của Thiên Chúa đối với cuộc đời ông, ông viết điều đó trong các lời cầu nguyện của ông. Mặc dù Vua Sa-un không có lý do gì để giết Vua Đa-vít, Vua Đa-vít vẫn không bao giờ có ý giết Vua Sa-un. Những năm sống âm thầm vối Thiên Chúa, Vua Đa-vít rèn luyện đức tính gương mẫu và tôi luyện đức tin kiên cường. Dù cô độc và giằng co, Vua Đa-vít vẫn hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.
Khi Vua Sa-un tử vong trong một trận chiến, Vua Đa-vít trở lại Giuđa và xưng vương cai trị Giuđa vào năm 1009 trước công nguyên. Bảy năm sau, các chi tộc Ít-ra-en ở miền Bắc chấp nhận ông là vua, ông đã quy tụ người Do Thái thành một quốc gia cho tới khi ông mất vào năm 969 trước công nguyên. Vua Đa-vít không là nhà lãnh đạo hoặc một con người hoàn hảo, nhưng những năm âm thầm sống với Thiên Chúa đã giúp ông khiêm nhường và sám hối trong thầm lặng, tạo di sản quý giá cho tới ngày nay. Đó là 150 Thánh Vịnh.
Vua Đa-vít thú nhận: “Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi, thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét. Vì ngày đêm con bị tay Ngài đè nặng, nên sức lực hao mòn, như bị nắng mùa hè thiêu đốt. Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài, chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con. Con tự nhủ: ‘Nào ta đi thú tội với Chúa’, và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con. Vì thế, ai là người hiếu trung với Chúa sẽ kêu cầu Ngài lúc gặp cảnh gian truân; cho dầu nước lũ có ngập tràn cũng không dâng tới họ. Chính Chúa là nơi con ẩn náu, giữ gìn con khỏi bước ngặt nghèo. Khắp bốn bề, Chúa làm trổi vang lên những khúc ca mừng con được giải thoát” (Tv 32:3-7).
Chủ đề chính của Vua Đa-vít xuyên suốt các bài viết là gì? Ông phác họa một bứ tranh về cuộc thử thách và đau khổ của cuộc đời ông, nhưng vẫn duy trì nội tâm hướng về “phương Bắc”. Đa số chúng ta đi tìm hạnh phúc dựa trên ngoại cảnh của cuộc đời, nhưng Vua Đa-vít đã khám phá niềm vui sâu xa dựa vào nội tâm. Đa số chúng ta kiếm tìm hạnh phúc tạm bợ, còn Vua Đa-vít dạy chúng ta hướng về nơi sâu thẳm, nơi chúng ta phát triển niềm tin và hy vọng vào Thiên Chúa, vượt ngoài các thực tế cuộc đời này.
Vâng, rất sâu sắc! Vua Đa-vít biết rằng hạnh phúc và niềm vui là hai thứ khác nhau. Hạnh phúc là tình trạng mau qua của cảm xúc, tùy vào những gì chúng ta làm. Dân chợ đen (marketeers) biết rõ điều này! Tuy nhiên, niềm vui là quá trình lâu dài của tâm trí, tùy vào chính mình. Đối với Vua Đa-vít, đó là những cơn thử thách và đau khổ – hỗn độn và lầm lẫn, cuối cùng chúng sẽ phát triển niềm vui sâu xa hơn. Bí quyết để nhận biết Thiên Chúa là nội tâm của bạn.
Lượt xem 629 Lần