Chiều kích hy vọng của sự tự do

Chiều kích hy vọng của sự tự do


8/30/2013 8:15:29 AM

Lần trước chúng ta đã trình bầy về chiều kích tinh thần của sự tự do như là cuộc đối thoại trong tình yêu. Trong nghĩa đó phạm tội là xúc phạm tới tình yêu đối với Thiên Chúa, đối với tha nhân và đối với chính mình, là thất bại trong ơn gọi là người và là con cái Chúa của mình.

Tuy phải chịu rất nhiều hạn hẹp và bị điều kiện hóa bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, con người vẫn được tự do lựa chọn, mặc dù các hạn hẹp và điều kiện ấy giảm tầm nghiêm trọng nơi tội lỗi của một người.

Diễn văn tinh thần về sự tự do được phân biệt với diễn văn thuần túy luân lý đạo đức, trong nghĩa nó đòi hỏi chúng ta nghĩ tới sự tự do dưới dấu chỉ của niềm hy vọng. Vì thế nếu có một kiểu tinh thần chuyên biệt nói về sự dữ, thì đó là kiểu nói về nó theo ngôn ngữ của hy vọng. Trong ngôn ngữ tin mừng, duyệt xét sự tự do dưới ánh sáng của niềm hy vọng có nghĩa là tái đặt để cuộc sống vào hoàn cảnh trong động thái, mà với thần học gia Moltmann, có thể được định nghĩa là tương lai sự sống lại của Chúa Kitô. Công thức giảng dậy giáo lý này có thể được định nghĩa với kiểu nói của triết gia Kirkegaard ”nỗi đam mê đối với điều có thể được”, là cái vén mở cho thấy dấu vết của lời hứa đối với sự tự do, trái với bất cứ việc bỏ mặc cho hiện tại nào và việc quy phục sự cần thiết. Sự tự do tín thác nơi Thiên Chúa đang đến được mở ra cho cái triệt để mới: đó là sự tưởng tượng sáng tạo của điều có thể.

Sự tự do dưới ánh sáng của niềm hy vọng là một sự tự do tự khẳng định, mặc dù có cái chết và tất cả mọi dấu chỉ của sự chết. Đó là tự do khước từ cái chết, tự do để giải mã được các dấu chỉ của sự sống lại dưới dạng thái trái nghịch của cái chết. Phạm trù của ”lý do mạnh hơn nữa” của thánh Phaolô thì nền tảng hơn là phạm trù “mặc dù”, như thánh nhân trình bầy trong chương 5 thư gửi tín hữu giáo đoàn Roma: ”Nhưng sự sa ngã của Ađam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người… Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua trung gian một người duy nhất là Đức Giêsu Kitô lại còn lớn lao hơn biết mấy.” (Rm 5,14).

Chính trong chiều kích này mà sự tự do cảm nhận được chính nó, tự biết mình và muốn thuộc về nhiệm cuộc này của sự dồi dào. Và từ điểm khởi hành này có thể làm một diễn văn luân lý đạo đức và thần học về sự dữ.

Khác với ngôn ngữ luân lý đạo đức, ngôn ngữ tinh thần đặt để sự dữ trước Thiên Chúa. Điển hình là thánh vịnh 50 trong đó tác giả thú tội với Thiên Chúa như sau: ”Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài…” (Tv 50,5-6). Đặt để trước mặt Thiên Chúa, sự dữ được đưa trở lại vào trong sự chuyển động của lời hứa. Tâm tình, một cách nòng cốt, hướng tới tương lai, đã tách rời khỏi sự cắn rứt, là suy tư quy hướng về qúa khứ.

Được đặt để như thế trước mặt Thiên Chúa, lương tâm về sự dữ cũng thay đổi nội dung một cách sâu xa. Nó tương ứng ít với việc phạm một luật hơn là với yêu sách của con người muốn tự do sắp xếp cuộc đời mình.

Trên bình diện thuần túy luân lý đạo đức, ý chí có thể được định nghĩa trong tương quan giữa sự tự do và luật lệ. Trong thực tế, ý chí được tạo thành một cách nền tảng hơn bởi một ước mong sự tràn đầy và thành toàn viên mãn.

Sự dữ đích thực, sự dữ của sự dữ, được vén mở trong các tổng hơp giả dối, nghĩa là trong các giả dối đồng thời của các nỗ lực độc tài hóa kinh nghiệm văn hóa. Đó là sự giả dối của các tổng hợp chưa chín mùi, của các toàn trị bạo lực. Vì thế chúng ta phải có can đảm tháp nhập sự dữ vào trong luân lý đạo đức của niềm hy vọng.

Trong khi nhà luân lý đặt để phạm trù sự dữ trong đối kháng với phạm trù sự thiện, ông đổ lỗi cho sự tự do bằng cách thừa nhận nguồn gốc của nó; nhưng đức tin thì nhìn xa hơn: vấn đề của nó không phải là vấn đề của nguồn gốc cho bằng mục đích của sự dữ. Điều này được tháp nhập vào suy tư kinh thánh như đã được nhắc tới, với các ngôn sứ trong chương trình cứu độ của lời hứa; với Đức Giêsu trong việc rao giảng Nước Thiên Chúa; với thánh Phaolô trong luật lệ của sự dư đầy. Đó là lý đo giải thích tại sao quan niệm đức tin về các dữ kiện và về con người lại lạc quan và khoan dung một cách nền tảng như vậy.

Kết luận, khởi hành từ một phân tích ý niệm tội lỗi, chúng ta đã gặp nhiều vấn đề khác nhau thuộc các trật tự tâm lý, triết học, thần học, tu đức tinh thần: nhưng con người, nhưng kẻ có tội là tất cả những thứ đó, và không thể duy trì một sự khác biệt rõ ràng giữa các khía cạnh khác nhau giao thoa, thấm nhập vào nhau và chồng chất lên nhau nơi con người. Khước từ làm điều này sẽ là tự đặt mình ra ngoài cái năng động của thực tế.

Tuy nhiên, xem ra có vài nét thường hằng có thể được rút tỉa ra và chúng có thể giúp chúng ta làm tiến triển ý niệm, mà chúng ta có về tội, một cách tích cực hơn. Và như thế sẽ có thể trả lời cho vấn nạn liên quan tới sự biến mất của ý thức về tội lỗi, bằng cách khẳng định rằng nếu một ý nghĩa nào đó về tội lỗi đã biến mất, thì tuyệt đối đó không phải là một sự dữ, trong mức độ, trong đó người ta tạo ra nơi các con người một lương tâm mới và đích thật hơn về tội lỗi. Điều quan trọng đó là lắng nghe kiểu, qua đó thời đại của chúng ta diễn tả kinh nghiệm thiêng liêng và tìm cách phân định, trong sự đa diện của ngôn ngữ bây giờ và trong quy chiếu thường xuyên về Lời Chúa, đâu là ý nghĩa đích thật hơn về tội.

Giờ đậy chúng ta có thể tóm tắt trong ba chiều kích các điểm thường hằng mà chúng ta đã gặp trên các bình diện khác nhau của việc tra cứu hiện nay, và xem ra chúng tổng kết các đường nét chính của lương tâm, mà con người và tín hữu kitô ngày nay có về tội và về tình trạng là kẻ có tội của họ.

Thứ nhất là việc tái khám phá ra chiều kích liên bản vị của tội. Việc phân tích nguồn gốc của ý thức về lỗi lầm đã cho chúng ta thấy trên bình diện bản năng nó nảy sinh nơi đứa trẻ như là hậu qủa của một sự mất mát tình yêu, của sự khước từ tính hiếu chiến đối với gương mặt của người cha và người mẹ, với tâm tình của sự âu lo phát xuất từ đó. Cả khi chúng ta còn ở trên bình diện vô thức, nó xuất hiện như là việc thất bại trong sư hiện thực của một tương quan nhân bản có tầm quan trọng sinh tử đến đổ lỗi cho cá nhân.

Điều này nổi bật lên một cách rõ ràng hơn trên bình diện luân lý, khi người ta miêu tả lỗi lầm như sự co cụm của con người trên chính mình, và nó ngăn cản một sự thực hiện nhân bản tràn đầy, trong nghĩa nó giả thiết sự cởi mở cho cuộc đối thoại với tha nhân, và việc thừa nhận một người khác như là đích điểm cuối cùng và hoàn toàn.

Trên bình diện tôn giáo, nơi đâu việc thừa nhận một người khác trở thành việc thừa nhận và hiệp thông trong tình yêu với ”Người Khàc” viết hoa, tức Thiên Chúa, thì tội lỗi trong đường nét của sự mạc khải kinh thánh và của truyền thống thần học đích thật nhất, mang ý nghĩa của sự bẻ gẫy tương quan giao ước với Đấng đã yêu thương chúng ta trước và là suối nguồn tình yêu, với Người chúng ta yêu thương các người khác là anh chị em của chúng ta.

Gần với các dữ kiện được cống hiến cho chúng ta bởi việc phân tích từ lỗi lầm, chứ không gần với một việc giải thích kinh thánh đúng đắn, và đặc hiệt với tâm thức tin mừng, chúng ta quen nhìn tội như là một sự vật, một cái máy bao gồm một sự trừng phạt, và phải được xóa bỏ qua các hình thức đền tội. Việc nhắc nhớ đến với chúng ta trong nghĩa của một ý niệm cá nhân một cách rõ ràng hơn, trong đó chúng ta phải cảm thấy mình có trách nhiệm cho tới cùng, như là các con người tự do. Chúng ta là những kẻ tội lỗi, bởi vì chúng ta vô ơn, trong việc khước từ ít nhiều hoàn toàn Tình Yêu, Thiên Chúa và tha nhân. Đó là bài học mà các Thánh đã để lại cho chúng ta. Ở đây tội lỗi được quan niệm trong tương quan của một giao ước tình yêu đối với Thiên Chúa, và qua đó cũng đối với tha nhân là con cái Chúa như chúng ta. Phạm tội là phản bội giao ước tình yêu đó, là bẻ gẫy giao ước, là khước từ Thiên Chúa và khước từ tha nhân, và vì thế là thất bại trong việc hiện thực cuộc sống ơn gọi là người và là con cái Chúa của mình. Phạm tội là thất bại, là không hiện thực được chính mình.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1162)

Linh Tiến Khải

Lượt xem 188 Lần

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *