Sáu bước để hiểu Kinh Thánh
12/15/2011 1:01:03 PM
DẪN NHẬP
Cũng đã lâu, một người bạn của tôi đã quyết định đi du lịch đến Liên Bang Xô Viết. Bob đã chuẩn bị cho chuyến đi của anh bằng cách đọc những cuốn sách lịch sử về czars (Triều Đại Nga Hoàng), nguồn gốc của các thành phố lớn của Nga, và cuộc cách mạng Tháng Mười. Hằng ngày anh ta nghe những cuộn băng ngôn ngữ Berlitz, thực hành mọi thứ từ việc đọc một menu tới sự chuyển đổi của đồng đôla sang đồng rúp và dặm sang kilômét. Khi khởi hành, Bob đã chuẩn bị hoàn đầy đủ cho cuộc du ngoạn.
Riêng tôi, sự chuẩn bị cho một kỳ nghỉ ở Châu Âu sau khi tốt nghiệp đại học thì có chút gì đó hơi khác. Tôi chắc rằng kinh nghiệm lớp học tiếng Latinh và tiếng Đức trước đây của tôi sẵn sàng được gợi nhớ lại. Sự chuẩn bị ngay tức khắc của tôi là việc đọc cuốn “Châu Âu, 10 Đôla Một Ngày”.
Một vài người từ chối đi du lịch ở một vùng đất ngoại quốc bởi vì họ không có thời gian cũng như không có hứng thú chuẩn bị như Bob đã làm. Những người khác nữa thì cảm thấy không an toàn với những sự chuẩn bị quá đơn giản như sự chuẩn bị của tôi.
Một cách nào đó, đọc và hiểu Kinh Thánh cũng giống như việc đi du lịch ở một vùng đất ngoại quốc bởi vì ngôn ngữ, tập quán, lịch sử và địa lý của nó hoàn toàn quá khác xa so với thế giới của người đi du lịch. Một vài người quá bị hấp dẫn bởi Kinh Thánh, quá nóng lòng muốn khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa ở đó, nên họ sẽ chú trọng đến những bài diễn thuyết, tham dự những khoá học, và ngay cả việc kiếm cho bằng được những bằng cấp về ngôn ngữ và văn chương Kinh Thánh. Những người khác, mặc dù họ rất sốt sáng trong việc tìm kiếm sự mặc khải của Thiên Chúa, không thấy nơi Kinh Thánh có chút gì dáng mộ mến. Được cảnh báo tránh sự giải thích cá nhân và kinh sợ bởi những điều chưa biết, họ thường tránh nghiên cứu Kinh Thánh cùng với nhau. Những người khác vẫn không có thời gian cho việc hiểu biết Kinh Thánh cách nghiêm túc ; nhưng họ thực sự hạnh phúc khi kiếm tìm sức sống dồi dào sẵn có trong Lời Kinh Thánh của Thiên Chúa, nếu đã có một cách đơn giản hơn để có được kiến thức và sự gợi hứng.
Cuốn sách nhỏ này được soạn ra để cung cấp một phương pháp gồm những bước sẽ làm cho các bạn có thể thăm viếng và trải nghiệm ý nghĩa của một bản văn Kinh Thánh, đặc biệt nó có thể có tác dụng như một kiểu mẫu để mở ra phần còn lại của Kinh Thánh. Như vậy, đây phải là một bản văn dựa trên kinh nghiệm, mời gọi các bạn đọc và suy nghĩ khi cuốn sách nhỏ này bộc lộ. Sức mạnh của phương pháp được đặt nền trên một sự tin tưởng vào sự sẵn sàng tìm kiếm của các bạn, và sự sẵn sàng hiển nhiên của Thiên Chúa được tìm thấy trong bất cứ bản văn Kinh Thánh nào.
BƯỚC 1
Để bắt đầu bước thứ nhất này, hãy đọc chương 12 của sách Dân Số. 1 Bà Mi-ri-am và ông A-ha-ron phản đối ông Mô-sê về người đàn bà xứ Cút mà ông đã lấy, vì ông đã lấy một người đàn bà xứ Cút làm vợ. 2 Họ nói: “ĐỨC CHÚA chỉ phán với một mình Mô-sê sao ? Người đã chẳng phán với cả chúng ta nữa ư?” Và ĐỨC CHÚA nghe được. 3 Ông Mô-sê là người hiền lành nhất đời.
4 Đột nhiên ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê, ông A-ha-ron và bà Mi-ri-am : “Cả ba hãy đi ra Lều Hội Ngộ !” Và ba người đã ra. 5 ĐỨC CHÚA ngự xuống giữa đám mây và dừng lại ở cửa Lều. Người gọi ông A-ha-ron và bà Mi-ri-am, và hai người đi ra. 6 Người phán : “Hãy nghe Ta nói đây !
Nếu trong các ngươi có ai là ngôn sứ,
thì Ta, ĐỨC CHÚA, Ta sẽ tỏ mình ra cho nó trong thị kiến,
hoặc sẽ phán với nó trong giấc mộng.
7 Nhưng với Mô-sê tôi tớ Ta thì khác :
tất cả nhà Ta, Ta đã trao cho nó.
8 Ta nói với nó trực diện, nhãn tiền, chứ không nói bí ẩn,
và hình dáng ĐỨC CHÚA, nó được ngắm nhìn.
Vậy tại sao các ngươi không sợ nói động đến Mô-sê, tôi tớ Ta ?”
9 ĐỨC CHÚA nổi cơn thịnh nộ với họ mà bỏ đi. 10 Khi mây bốc lên khỏi Lều, thì bà Mi-ri-am bị cùi, mốc thếch như tuyết ; ông A-ha-ron quay nhìn bà Mi-ri-am, thì kìa bà đã bị cùi.
11 Ông A-ha-ron nói với ông Mô-sê : “Lỗi tại tôi, thưa ngài, nhưng xin ngài đừng kết tội chúng tôi ; chúng tôi đã dại dột mà phạm lỗi và đáng tội. 12 Xin đừng để cho cô ấy nên như đứa chết yểu, vừa lọt lòng mẹ đã bị ăn mòn mất một nửa phần thịt mình rồi.”
13 Ông Mô-sê kêu cầu lên ĐỨC CHÚA rằng : “Ôi, lạy Chúa, xin chữa lành cô ấy !” 14 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê : “Nếu cha nó phỉ nhổ vào mặt nó, thì nó không phải nhục nhã ê chề bảy ngày liền sao ? Nó vẫn phải biệt cư ở ngoài trại bảy ngày rồi mới được vào lại.”
15 Vậy bà Mi-ri-am đã bị biệt cư ở ngoài trại bảy ngày liền, trong khi đó dân chúng không lên đường cho tới khi bà Mi-ri-am được vào lại. 16 Sau đó dân chúng lên đường rời Kha-xê-rốt và đóng trại trong sa mạc Pa-ran.
Bây giờ, hãy tự hỏi những câu hỏi sau đây.
Trước tiên, các bạn có thể nhớ lại là đã từng đọc hay nghe câu truyện này trước đây chưa ? Các bạn có thể nhớ ở đâu hay khi nào không ? Câu truyện nói về điều gì ? Các bạn có thể hình dung tại sao ít khi Giáo hội sử dụng câu truyện này như một bài đọc Phụng vụ ? Tại sao các thầy dạy không thích sử dụng một bản văn như thế ? Trong khi nó thực sự có chút cảm hứng ngay tức khắc, nó lại là sự mặc khải Kinh Thánh của Thiên Chúa trong một vài thời nào đó. Vì vậy các bạn biết rằng, ở đây phải có một vài điều gì đó mà Thiên Chúa muốn mặc khải.
Kế đến, hãy cố gắng nhớ lại những gì các bạn đã ghi chú, hãy rõ ràng hết sức có thể, ngay cả với việc liệt kê những khám phá những từ hay những cụm từ được ghi nhanh. Việc cố gắng chính xác là cách quan trọng trước tiên để di chuyển từ tình trạng mơ hồ tôn giáo sang ý định của Thiên Chúa. Trong thực tế, khi mà cuộc đàm luận tôn giáo ẩn dấu cách chung dưới biệt ngữ tôn giáo được tạo ra thì khác xa với những gì Kinh Thánh nói về những con người thực liên hệ cách cụ thể với Thiên Chúa thực. Thực vậy, như thuật ngữ tôn giáo được tạo ra bởi đoạn trích này, ý nghĩa có thể sẽ không trở thành thực tế nếu các bạn không thể tìm ra những từ của riêng mình để biểu lộ nó. Diễn tả những tư tưởng của các bạn bằng hình thức viết ra một cách tự nhiên làm cho những suy nghĩ trở nên thực tế hơn và, vì vậy, trở nên xác quyết hơn.
Những tư tưởng của các bạn được viết ra rất có thể biểu lộ những điểm sau đây về đoạn trích : Trước hết, có một sự xung đột nghiêm trọng giữa Miriam, Aaron và Môsê trong cách tự mặc khải của Thiên Chúa. Thứ hai, Thiên Chúa nói về bộ ba và chừng phạt Miriam vì lòng ghen tị của bà với Môsê. Thứ ba, chính Môsê nhanh chóng làm trung gian, thay mặt Miriam, để tìm kiếm sự ân xá. Sau cùng, sau một thời gian thích hợp, Miriam được chữa lành và người ta lại bắt đầu cuộc xuất hành một lần nữa.
Những bài học nào tự chúng đề ra từ dữ liệu ban đầu ? Có lẽ bản văn này đang đề ra rằng, Môsê thì quan trọng, đáng chú ý hơn Miriam hoặc Aaron, bởi vì Thiên Chúa nói với Môsê diện đối diện ? (Như vậy, bài đọc có thể đang xác nhận, quả quyết rằng quyền lực tôn giáo được dựa trên tình thân mật của một người với Thiên Chúa). Hoặc bài đọc chỉ đơn thuần diễn tả sự phạm tội đối đầu của một người trong quyền lực. (Nhưng liệu có phải bài học cũng là sự mặc khải của Thiên Chúa ?). Được nhìn cách khác, trọng tâm (linh hồn) của bản văn có thể là sự tha thứ được biểu lộ bởi Thiên Chúa và Môsê – bằng sự nhấn mạnh ý tưởng rằng sự tha thứ không thể đến một cách dễ dàng nhưng nhất thiết bao gồm những hậu quả của những hành vi tội lỗi. Vẫn còn một điểm trọng tâm khác, có thể là bản tính của Thiên Chúa : khoảng cách và sức mạnh của Thiên Chúa kết hợp với tình thân mật trong việc sẵn sàng kéo lại đủ gần để nói, hay sự chăm sóc nồng nhiệt của Thiên Chúa cho con người nối kết với một sự tự nguyện riêng biệt để cho con người phải chịu.
Ở đây, bất cứ hay tất cả những giải thích ở trên có thể là hữu ích trong việc hiểu mặc khải của Thiên Chúa … cũng như nhiều điều khác nữa, những điều mà đã được tỏ bày ra. Tuy nhiên, có lẽ rằng tất cả những suy nghĩ này, tốt nhất, được nhìn như một bước đơn giản đầu tiên để đi tới bước thứ hai và hiểu sâu hơn những gì là thật ở đây.
BƯỚC 2
Đọc chương 12 của sách Dân Số lại lần nữa. Lần này hãy đọc với một câu hỏi rõ ràng trong tâm trí : Điều gì dang diễn ra ở đây là quan trọng, là một sự hiện diện theo Kinh Thánh cách rõ ràng của Thiên Chúa, đến nỗi tác giả Kinh Thánh đã không thể loại trừ nó (không thể bỏ qua) ? Với một cái nhìn tập trung như vậy, sẽ có thể xem xét tỉ mỉ những chi tiết các từ, sự kiện nào là quan trọng nhất. Tất nhiên, bản văn được nhắm đến việc mặc khải điều gì đó về Thiên Chúa, và một cách chắc chắn, tác giả đang dùng những từ chi tiết, cuộc đối thoại, và sự tác động qua lại để chuyển tải những điều đó. Công việc của các bạn là phải để cho sự hội tụ của những chi tiết này được định hình. Lần nữa, trong suốt lần đọc thứ hai này, khi bạn đọc và tự hỏi, hãy chính xác hết sức có thể trong việc phát biểu ra những khám phá của các bạn.
Có lẽ những tư tưởng sau đây có thể đến trong tâm trí các bạn, và vì vậy, biểu lộ một sự chỉ dẫn hiệu quả cách tiềm tàng. Chương 12 của sách Dân Số có thể là quá xác thực nên không tác giả Kinh Thánh nào có thể bỏ nó đi được, bất chấp sự lăng mạ làm ô danh Môsê. Tuy nhiên, dù đó là một hoàn cảnh, nó vẫn không giải thích được lý do tại sao bài tường thuật đầy đủ lại có ở đây. Bởi lẽ, sự kiện đã có thể được cô đọng cách dễ dàng trong một câu về sự xung đột và sự kiên quyết, do đó việc che dấu những yếu tố thiếu đạo đức, sự trọn vẹn trong kết luận ở đây chỉ ra một vài điều gì đó còn hơn cả một câu truyện về sự xung đột và sự kiên quyết. Toàn bộ bài tường thuật là ở đây, bao gồm cả những chi tiết gây lúng túng của nó, bởi vì có một vài điều gì đó quan trọng mang tính phê phán trong sự kiện này và về những con người này. Và những điều đó có thể là gì ?
Trước hết, một vài chi tiết cho thấy rằng, mặc dù họ cùng phạm tội, nhưng Miriam là nhân vật chính còn Aaron thì như một người ngoài cuộc. Miriam được nêu ra đầu tiên trong câu ghi chép những sự phạm tội (câu 1), trong khi đó bà ta lại được liệt kê ra sau Aaron trong các câu từ 4 – 5, một sự sắp xếp tiêu biểu về những nhân vật trong một sự sắp xếp đáng trân trọng như thế. Đặt bà ta lên trước tiên trong câu 1, tác giả đã hiểu được vai trò của bà ta một cách cấp thiết hơn. Hơn nữa, Miriam là trọng tâm của sự trừng phạt, ngụ ý vai trò cốt yếu tương tự trong việc phạm tội. Sau cùng, sự quan tâm của Môsê dành cho bà ta đặt Aaron vào một vai trò thứ yếu cách rõ ràng.
Kế đến, vấn đề rõ ràng là, phải chăng bất cứ ai ở bên Môsê đều có thể nói một cách xác quyết ? Tuy nhiên, ngay chính trong những câu 4 – 8 diễn tả sự duy nhất về mối liên hệ của Môsê với Thiên Chúa, Miriam và Aaron được nói đến như cùng chia sẻ những đặc quyền. Trong thực tế, Thiên Chúa đang nói với họ diện đối diện, không phải trong những thị kiến hay giấc mơ mang tính tiên báo. Vì vậy, rõ ràng, vấn đề là không phải quyền duy nhất của Môsê mà là sự nổi loạn của Miriam và Aaron, và phải chăng họ đã sử dụng sai quyền hợp pháp của họ. Ý nghĩa cuối cùng và tuyệt vời nhất là toàn bộ cuộc xuất hành dừng lại cho tới khi Miriam cũng có thể tiếp tục đi. Cuộc xuất hành, sự kiện trung tâm này của dân Israel đang được hình thành như một dân tộc duy nhất của riêng Thiên Chúa, không thể tiếp tục cho tới khi Miriam được chữa lành.
Vậy những sứ điệp nào nữa đã trở nên hiển nhiên từ việc đọc lần thứ hai ? Những suy nghĩ mới này khẳng định và / hay làm giảm nhẹ những khám phá trước ? Xét về mặt quyền lực, bản văn bây giờ chỉ ra một ý nghĩa lớn lao hơn về quyền lực được chia sẻ hơn là lúc ban đầu, khi mà quyền hạn chung và riêng đã dường như chỉ ám chỉ đến Môsê. Hơn nữa, quyền của con người nói với Thiên Chúa và được Ngài nói với thì bao gồm cả những nhân vật vượt trội về kiến thức như Môsê. Sau cùng, dù cho đặc tính đáng trân trọng cách chân thật của nó, bản văn nói cách rõ ràng về một người phụ nữ mà quyền lực và tính hợp pháp của bà không thể bị tranh chấp. Ở đây sự nổi bật của Miriam, khi mà xã hội và văn hoá tôn giáo trong thời của bà ta đã không có nhiều lý do để cắt xén câu chuyện của bà, chứng minh tầm quan trọng không thể chối cãi được của bà ta.
Đoạn trích này, hình thành khi nó ở vào lúc bình minh của sự hình thành dân Israel, có thể được coi như một vật nhắc nhớ về sự hình thành những chi tiết sau : (a) con số những người phụ nữ là trung tâm trong sự mặc khải Kinh Thánh ; (b) quyền của tất cả mọi người được ở trong tình thân mật với, và đến gần Thiên Chúa ; (c) vai trò cốt yếu của quyền lực tôn giáo được chia sẻ qua lịch sử dân Israel. Tuy nhiên, còn nhiều ý nghĩa hơn những kết luận riêng biệt này là phương pháp mà nhờ đó chúng được tỏ lộ ra. Qua sự quan tâm suy nghĩ của các bạn đến những chi tiết, một sự hiểu biết sâu hơn về đoạn trích này đã xuất hiện.
Bây giờ, để xác quyết cho bước thứ hai trong chính tâm trí các bạn, hãy thử phương pháp trên với một đoạn trích các bạn chọn …, có lẽ từ bài Phúc âm của tuần này. Hãy đọc nó một lần để hiểu cách tổng quát, chú ý đến giá trị của tính chính xác trong việc ghi nhanh bất cứ điều gì các bạn chú ý. Hãy tự hỏi mình về những ấn tượng, những hiểu biết, hay những ký ức trước của bản văn. Rồi, một cách đơn giản, nhớ lại những giáo huấn đến trong tâm trí các bạn ngay tức khắc có liên hệ với đoạn trích. Kế đến, hãy đọc cũng đoạn trích đó lần thứ hai, thăm dò xem, chính xác điều gì đang diễn ra ở đây là quan trọng đến nỗi nó phải được bao hàm trong bài Phúc âm. Những chi tiết hội tụ ở đâu ? Đối với điều nào mà một hay hai sự thật Tin mừng chính yếu chỉ ra ? Sau cùng, hãy tự hỏi mình phải chăng việc đọc lần thứ hai này đã cho các bạn một sự hiểu biết sâu hơn, một sự thấm nhuần và một sự nhận thức sâu sắc hơn về sự thật, sự khôn ngoan của nó ? Lần này, phải chăng cùng một tiến trình như thế đã xuất hiện trong các bạn như thể khi các bạn đã đi qua lần đọc thứ nhất và thứ hai chương 12 trong sách Dân Số ?
BƯỚC 3
Thông thường, theo dõi và hiểu những gì đã được giải thích thì dễ hơn là tự mình tìm hiểu qua một bản văn. Đây là lý do tại sao cần có một bước thứ ba. Nó là một bước rất khác biệt, bởi vì nó dường như mâu thuẫn với những quan điểm chung về việc đọc và phát triển tinh thần cá nhân. Cụ thể, bước thứ ba đọc như sau : Hãy nói về những khám phá của các bạn với một vài người nữa, những người cũng hứng thú với Kinh Thánh.
Nhưng các bạn có thể hỏi : Nếu không như vậy thì điều mà người ấy sẵn sàng là gì ? Liệu phương pháp có bị thất bại nếu các bạn cố gắng áp dụng nó một mình ? Tất nhiên không. Các bạn đã sẵn sàng áp dụng nó trong chiều hướng đó đối với điểm quan trọng này. Tuy nhiên, trong suốt những bước một và hai, các bạn có thể đã muốn yêu cầu những giải thích phải được đưa ra trong tập sách nhỏ này. Có lẽ, cũng vậy, các bạn đã cảm thấy nóng lòng muốn đối thoại trực tiếp với một vài người nữa, những người cũng hứng thú muốn hiểu biết tốt hơn về Kinh Thánh. Để trả lời cho câu hỏi của các bạn, có thể nói rằng, phương pháp này thì đáng giá khi được thực hành một mình, nhưng nó vẫn đáng làm khi được thực hiện với những người khác.
Toàn bộ Kinh Thánh là những tài liệu sở hữu chung. Tuy nhiên, trong thiên hướng cá nhân, mỗi bản văn lại nổi bật lên từ một cộng đoàn Kinh Thánh sống động. Như vậy, tốt nhất là chúng được đọc trong cộng đoàn – ít nhất là với sự hiện diện của một người khác nữa. Trong khi có thể có những cách chung để đọc Kinh Thánh một mình, ví dụ, hình dung chúng từ một quan điểm của gia đình, giáo xứ, hàng xóm, quốc gia của các bạn, …, hơn thế nữa, có thể được học bằng cách chia sẻ hay thảo luận Lời Chúa với một người Kitô hữu khác. (Vì trải nghiệm lớn nhất mà các bạn thực hiện tốt để đọc lớn tiếng một đoạn trích cách tình cờ, còn người khác đơn giản chỉ lắng nghe để trải nghiệm được bản chất bằng lời nói cách cơ bản).
Những hiệu quả tinh thần từ việc chia sẻ với một người như thế có thể là vô kể. Những sự hiểu biết sâu sắc của riêng các bạn, thậm chí, sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn chia sẻ chúng với một vài người nữa. Vì vậy, những người khác cũng có thể giúp các bạn tìm ra những phương cách mới để nhìn và hiểu được sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời của các bạn … , và tất nhiên các bạn cũng giúp họ như vậy. Trải nghiệm về việc chia sẻ cách kiên định những lời Kinh Thánh của Thiên Chúa có thể nhắc nhớ các bạn cách cụ thể rằng, vai trò môn đệ của các bạn là không cô lập cũng như không đơn độc một mình. Việc cùng tìm hiểu Kinh Thánh với nhau của các bạn có thể là một nền tảng cho một sự tồn tại tình bạn tinh thần và trao ban sức sống. Thậm chí sự tìm kiếm một nguời bạn đồng hành tinh thần như thế có thể kéo các bạn ra khỏi chủ nghĩa tinh thần, hướng về trải nghiệm cộng đoàn đức tin mà Thiên Chúa có ý định cho các bạn. Thực vậy, không có một người bạn đồng hành như thế trong việc nghiên cứu Kinh Thánh của các bạn, cuộc hành trình tinh thần của các bạn sẽ đơn độc cách vô ích.
Tóm lại, những bước cho việc nghiên và hiểu Kinh Thánh một cách thoải mái và sâu sắc là : (1) Hãy đọc một đoạn trích một lần để hiểu ngay tức khắc bất cứ điều gì mà tự đoạn trích đó giới thiệu. Hãy nhớ là phải rõ ràng và trung thực hết sức có thể, thậm chí đối với việc viết ra những suy nghĩ của các bạn. (2) Hãy đọc cũng đoạn trích đó lần thứ hai. Lần này cố gắng khám phá cách chính xác lý do tại sao đoạn trích này lại đủ quan trọng, được coi như mặc khải riêng của Thiên Chúa. Tại sao bản văn này được bao gồm cho tất cả các thế hệ của những người tin trong tương lai ? (3) Hãy yêu cầu một người bạn hay một người đồng nghiệp cũng cùng hứng thú trong việc hiểu Kinh Thánh để đọc bản văn trong cùng thể thức bước thứ hai. (Như đã trình bày trước, các bạn đã có thể thực hiện tiến trình bước thứ hai với nhau). Hãy thảo luận những khám phá chung và khác biệt của các bạn. Với những bước không phức tạp này, sự tìm kiếm Thiên Chúa cách chân thành của riêng các bạn, và tính trung thực của người bạn đồng hành tinh thần của các bạn, một cách tự tin và không sợ hãi, các bạn tin rằng các bạn sẽ khám phá sự thật Kinh Thánh có giá trị bền vững của Thiên Chúa.
Tất nhiên, có thể có những khi mà ba bước mở đầu này sẽ không hoàn toàn đủ. Như một người đi du lịch bị mất phương hướng, không chắc chắn về một thành ngữ ngôn ngữ, các bạn có thể tìm thấy một đoạn trích Kinh Thánh không rõ ràng hay tối nghĩa, bất chấp những sự nỗ lực của các bạn. Rồi, nó trở nên quan trọng để bước trở lại một cách điềm tĩnh và có một cái nhìn rộng hơn về đoạn trích. Vì những lúc này có ba bước nữa có thể cho thấy là hữu ích. Trước hết chúng thực là hữu ích nên khi các bạn lúng túng với một đoạn trích đặc thù, các bạn có thể sử dụng chúng bất cứ lúc nào. Chúng có thể thực hiện tốt chức năng làm cho ba bước đầu tiên có giá trị, đặc biệt, nếu các bạn chỉ là một người mới bắt đầu trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Tác động của chúng sẽ là hiển nhiên khi chúng xác quyết những điều mà các bạn đã vừa khám phá, hay làm sáng tỏ những gì các bạn có thể đã nhận thấy là không chắc chắn.
BƯỚC 4
Hãy chỉ đọc những gì đến trước và ngay tức khắc theo đoạn trích trong nghi vấn.
Ví dụ, với các bản văn bao quanh chương 12 trong sách Dân Số, hãy xác quyết và làm cho dữ liệu có giá trị, điều đã nổi bật trong lần đọc đầu tiên. Chương đó đã đưa ra một quan niệm về quyền lực được chia sẻ, và chương 11, 16 – 17 diễn tả lời hứa của Thiên Chúa xuống trên các Bô Lão của dân Israel để chia sẻ một vài tinh thần nhiệt tình của Môsê với họ, nên ông không cần phải nắm quyền lực như thế một mình.
Hơn nữa, tính hợp pháp của sự từng trải (kinh nghiệm) của nguời nữ (như được thấy nơi cá nhân Miriam trong chương 12) đã được đào sâu khi Thiên Chúa được diễn tả bằng những hạn từ “Me” cũng như “Cha” một cách rõ ràng. Nói chuyện với Thiên Chúa, Môsê hỏi, “Có phải chính tôi là người đã cưu mang tất cả dân này không ? Hay có phải chính tôi đã sinh ra họ, mà Ngài lại bảo tôi là hãy ẵm họ trong lòng, như người cha nuôi ẵm một đứa con nhỏ ?” (Ds 11,12). Ngụ ý rõ ràng ở đây là Môsê đang mường tượng Thiên Chúa trong chính những hạn từ mà ông đang từ chối cho chính ông. Vì vậy, ngữ cảnh trực tiếp củng cố những kết luận sớm hơn rằng, quyền lực tôn giáo là quyền lực được chia sẻ và sự từng trải của người nữ có thể biểu lộ Thiên Chúa.
Bước này thậm chí trở nên quan trọng hơn khi một đoạn trích được đưa ra đòi hỏi ngữ cảnh của nó như thể phải được hiểu một cách đầy đủ. Trong Lc 21, 1 – 4 (Mc 12, 41 – 44), Chúa Giêsu khen ngợi lòng quảng đại của người đàn bà goá khi bà bỏ tiền vào thùng tiền trong đền thờ. Khi Chúa Giêsu so sánh những người giàu và một người đàn bà góa nghèo đang bỏ phần dâng cúng của họ, Ngài quan sát một cách khoan thai, “Thầy bảo thật anh em : bà goá nghèo này đã bỏ tiền vào thùng nhiều hơn ai hết. Quả vậy, tất cả những người kia đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà bỏ vào thùng dâng cúng ; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình, mà bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21, 3 – 4). Được sử dụng cách chính thức trong phụng vụ, đoạn trích có thể được hiểu như một sự thúc đẩy cho sự tự hy sinh, tin tưởng vào Thiên Chúa, và cũng như sự phán xét những ai, một cách ích kỷ, từ chối giúp đỡ của cải của họ cho người khác. Tuy nhiên, ngay tức khắc trước đó, Chúa Giêsu đang cảnh báo các môn đệ của Ngài là đừng sống như những nhà lãnh đạo tôn giáo, những người làm việc đạo đức cốt chỉ để phô trương trước mặt người khác. Ngài kết luận bằng một lời kết án, “Họ nuốt hết tài sản của các bà goá, lại còn làm bộ đọc kinh cầu nguyện lâu giờ. Những người ấy sẽ bị kết án nghiêm khắc hơn” (Lc 20, 47).
Trong chiều hướng cụ thể sau Lc 21, 1 – 4 chứa đựng sự miêu tả của Chúa Giêsu về Đền thờ tự nó bị phá huỷ một cách khủng khiếp (21, 5 – 11). Được đặt giữa hai mẩu truyện này, lời công bố của Chúa Giêsu về người đàn bà goá có thêm một ý nghĩa nữa. Nó trở nên một lời phán quyết những ai cổ vũ cho một hệ thống tôn giáo mà trong đó, bề ngoài được phô trương và sự chân thành của một người đàn bà goá bị lợi dụng ; hứa hẹn sự huỷ diệt của chính hệ thống tôn giáo mà trong đó, một hành động như thế xuất hiện. Ngữ cảnh mở rộng sứ điệp của Chúa Giêsu để bao hàm cả những giá trị mang tính tổ chức cũng như những giá trị thuộc cá nhân cách hiển nhiên. Vì vậy, Nhờ sử dụng bước bốn, các bạn đã hiểu tốt hơn về sự trọn vẹn quan niệm của Chúa Giêsu.
BƯỚC 5
Hãy đọc phần dẫn nhập của cuốn Kinh Thánh mà trong đó đoạn trích của các bạn được trích dẫn.
Bất cứ bản văn nào các bạn sử dụng, phải chăng đó là cuốn The New American Bible (NAB) hay một vài bản dịch khác, phần dẫn nhập sẽ giới thiệu những chủ đề trung tâm của mỗi cuốn sách Kinh Thánh. Phần dẫn nhập của bản dịch NAB vào sách Dân Số diễn tả rằng, nó liên kết cả lịch sử và lề luật của thời Xuất Hành. “Những sự kiện khác nhau đã diễn tả một cách rõ ràng ý định hành động của Thiên Chúa, Đấng xử phạt lời kêu than của dân bằng cách kéo dài thời gian của họ ở trong sa mạc, và cũng trong thời gian chuẩn bị cho họ bằng kỷ luật này, Thiên Chúa muốn đó như là những bằng chứng của Ngài giữa các dân tộc”.
Chương 12 của sách Dân Số mô tả cũng cùng những lời kêu than, sự giận dữ của và sự phán quyết xử phạt của Thiên Chúa, và sự kéo dài cuộc Xuất Hành. Cũng vậy, việc chữa lành của Miriam và sự tiếp tục lại cuộc Xuất Hành chỉ ra một đặc tính kỷ luật của hành động của Thiên Chúa ở đó. Vì vậy, sự xác quyết của phần dẫn nhập của tác phẩm của riêng các bạn tạo ra sự tự tin vào khả năng của các bạn để đảm nhiệm toàn bộ cuốn sách, bao gồm những sự gắn ghép có thể bất cứ ở đâu trong cuốn Kinh Thánh.
Bây giờ, như bước bốn, việc đọc phần dẫn nhập đôi khi có thể là chính yếu cho việc hiểu bất cứ đoạn trích nào trong cuốn Kinh Thánh. Ví dụ, để hiểu được sách Giôna, trước tiên, các bạn cần hiểu nó như một toàn thể. Như các Tiên tri khác, Giôna đã chống lại ơn gọi của mình, nhưng vì những lý do nhất định. (Các Tiên tri thường miễn cưỡng đối diện với dân của riêng họ, để đầu tư cho đời sống của họ trong một lời mời gọi không có tính chất quần chúng, có xu hướng thất bại bởi sự chống cự như thế của dân Israel). Nhưng điều mà Giôna chống cự là việc có thể đúng mà dân sẽ lắng nghe, sám hối, và được cứu. Cách đặc biệt, ông đã chán ghét ý tưởng mà việc rao giảng của ông sẽ cứu một dân tộc ngoại giáo đã bị hầu hết dân Israel thời của ông xét xử là không có giá trị gì đối với Thiên Chúa. “Giôna đã đau khổ bởi vì Giavê, thay vì huỷ diệt, đã dẫn dân tới sự sám hối và rồi tha thứ cho họ” (NAB, Phần dẫn nhập vào sách Giôna). Vì vậy, trong khi một cuốn sách Tiên tri thông thường là một trong những cuốn sách nói về những sự đe dọa và phán quyết chống lại sự bất trung cứng đầu của dân Israel, thì sách Giôna là “một truyện ngụ ngôn về lòng thương xót, cho thấy rằng những sự trừng phạt đe doạ của Thiên Chúa, tuy nhiên lại là sự diễn tả một ý định thương xót, điều làm cho tất cả mọi người xúc động mà sám hối và tìm kiếm sự tha thứ”. Vì vậy, sách Giôna là cuốn sách nói về sự phán quyết của Thiên Chúa trên thuyết thượng lưu tôn giáo, và phần dẫn nhập cung cấp một sự sắp đặt thích hợp nên các bạn có đọc nó như thế.
BƯỚC 6
Hãy đọc những chú thích ở cuối trang đối với bất cứ đoạn trích nào các bạn nghiên cứu. Tuy nhiên, những chú thích ở cuối trang liên quan đến những thông tin đủ quan trọng kể cả việc không làm cho các bạn sao lãng việc phát triển chủ đề của chính bản văn. Một sự minh hoạ sinh động giá trị của những chú thích ở cuối trang liên quan đến Tông thư Rich in Mercy (Giàu Lòng Thương Xót) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (Ngày 30 tháng 11 năm 1980). Trong khi Tông thư khám phá toàn bộ mầu nhiệm về lòng thương xót của Thiên Chúa, chú thích số 52 trích dẫn hai từ tiếng Dothái nói về lòng thương xót, hesed and rahamim. Hsesed diễn tả lòng thương xót hợp pháp được thiết lập bởi giao ước của Thiên Chúa, “Ta sẽ là Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân ta”. Hình ảnh của nó là nói về một người cha mang trách nhiệm hợp pháp đối với gia đình của mình. Mặt khác, Rahamim diễn tả “lòng thương xót cưu mang” (Womb Mercy), thứ tình yêu tha thứ và trung thành mà chỉ một người mẹ mới có thể có được hoa trái của của chính bào thai của mình. Dân Israel đã sống nhờ vào chính lòng thương xót này khi họ không có sự thỉnh cầu hợp pháp để được thương xót, bởi vì họ đã phá đổ giao ước. Bằng cách này, Đức Giáo Hoàng có thể sử dụng một lời chú thích ở cuối trang để chứng minh những phẩm chất thuộc người nam và những phẩm chất thuộc người nữ mà không cần phải trích ra toàn bộ Tông thư trong chiều hướng đó.
Những lời chú thích của bản dịch NAB về chương 12 của sách Dân Số xác quyết rằng, vấn đề không phải là người đàn bà xứ Cut mà là quyền lực trong dân Israel. “Lý do thực sự dẫn đến mối tranh chấp của Miriam với Môsê, anh trai bà, là lòng ghen tị của bà về vị trí cao cấp của Môsê ; người vợ xứ Cut của ông chỉ là cái cớ cho cuộc xung đột” (Chú thích 12, 2). Hơn nữa, sự hạ thấp tầm quan trọng của Aaron được chú thích như là bản chất tạm thời của bệnh phong hủi mà ông phải chịu đựng bởi Miriam. Vì vậy, sự tập trung của những chú thích cuối trang xác quyết tính chính xác của những kết luận đã được đưa ra qua việc sử dụng ba bước đầu tiên, đó là, Miriam đã là nhân vật chính và quyền lực đã là vấn đề.
Cũng vậy, đôi khi những lời chú thích có thể truyền đạt những thông tin quan trọng khác. Ví dụ, một chú thích mở mở rộng về Isaia 42, 1 – 4, theo bản dịch The Jerusalem Bible bao gồm một đoạn dài giới thiệu chủ đề Kinh Thánh về cụm từ “Người Tôi Tớ Đau Khổ Của Giavê”. Nó tóm kết bản chất và những chức năng của người tôi tớ trong cuộc giải phóng của dân Israel sau cuộc lưu đầy, và cũng cho thấy bốn chỗ khác nữa trong sách Tiên tri Isaia diễn tả người tôi tớ, và nếu nhiều thông tin hơn được tìm thấy. Trong khi phương pháp sáu bước được trình bày ở đây sẽ chắc chắn mang lại được những kết quả phong phú của riêng nó từ một đoạn trích như thế, thì lời chú thích cung cấp một sự khái quát mang tính chủ đề về khái niệm. Vì vậy, bước sáu đề nghị một dàn bài (cấu trúc) phụ thêm nữa với những điều để xác quyết sự hiểu biết trước hoặc để định hình những điều chưa chắc chắn thành những sự hiểu biết sâu sắc hữu ích hơn.
KẾT LUẬN
Cuộc du hành dựa trên kinh nghiệm của các bạn qua những vùng đất Kinh Thánh ngoại quốc bây giờ được hoàn thành. Hãy hài lòng bởi điều kiện thuận lợi với ba bước đầu tiên, các bạn đã có được những bước tự chọn để đào sâu sự hiểu biết sâu xa và thích thú của các bạn. Ba bước đầu tiên liên quan đến sự ảnh hưởng qua lại trực tiếp với một bản văn. Các bạn đọc nó một lần để hiểu một cách tổng quát và rồi đọc nó lần thứ hai để tập trung vào lý do hoặc những lý do để khám phá sự mặc khải của Thiên Chúa. Sau cùng, cùng với một người khác, các bạn suy ra trước đời sống của Thiên Chúa trong đoạn trích.
Ba bước tiếp theo liên quan đến những cách rõ ràng hơn để đánh giá những kết luận của các bạn, dù bằng cách xác quyết, làm sáng tỏ hay làm cho phong phú. Bước bốn đặt chỗ cho những khám phá của các bạn trong bất cứ những gì ngay tức khắc đi trước hay theo sau bản văn. Bước năm giúp các bạn tìm ra phương hướng của các bạn trong toàn bộ cuốn sách, đưa ra một khái quát mang tính chủ đề. Sau cùng, bước sáu cho các bạn lối trực tiếp và sẵn sàng vào thông tin mang tính giai thích hữu ích – lại nữa, vì vậy các bạn có thể tìm thấy chính mình ngày càng hoàn toàn gần gũi với bản văn.
Vì quá lâu, cả những người phụ nữ và những nguời đàn ông đã bị đối xử như Miriam trong chương 12 của sách Dân Số. Họ đã được nói cho biết rằng chỉ một vài người mới có thể biết Thiên Chúa cách đầy đủ để nói chuyện, rằng chỉ một vài người mới đến được với Thiên Chúa, rằng chỉ một vài người mới có được quyền lực tôn giáo. Không may thay, thái độ này thậm chí lại phổ biến rộng khắp đối với Lời của chính Thiên Chúa – Kinh Thánh. Tuy nhiên, sáu bước được giới thiệu ở đây chỉ ra rằng, những ý nghĩa rộng hơn nhiều có thể được tìm thấy trong Kinh Thánh. Các bạn có được đường đến với Thiên Chúa, các bạn có thể biết Thiên Chúa, và như vậy, các bạn chia sẻ quyền lực (sức mạnh) của Lời Chúa. Quả như thế, nhận biết rằng bất cứ ai cũng có thể phạm tội – như Miriam đã phạm – quả là cũng quan trọng để nhận biết rằng “cuộc xuất hành” đương thời của riêng các bạn, hệ thống tổ chức của riêng các bạn như một trong những dân của Thiên Chúa trong Giáo hội và trong thế giới, tạm dừng lại khi quyền lực tôn giáo không được chia sẻ. Bất cứ những gì làm giới hạn các bạn cảm nhận được trong việc đọc Kinh Thánh, dù được gây ra bởi chính các bạn hay những người khác, hy vọng rằng, sáu bước đơn giản này luôn làm cho các bạn xúc động trước những điều kỳ diệu của sự hiện diện Kinh Thánh của Thiên Chúa.
Tác giả: Rev. Jame Krings
Dam.HQV chuyển dịch
Lượt xem 409 Lần