Tôn giáo vào thời Chúa Giêsu
7/21/2014 9:34:16 AM
Tái dựng đồ họa Cộng đoàn Qumran
Nền văn hóa Hy lạp đã không chỉ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội và chính trị ở Đông Phương mà còn đời sống tôn giáo nữa. Đặc biệt ở
Diaspora
Thêm vào đó, nhiều người Do Thái tản mác khắp nơi đã thành lập những cộng đoàn ở hải ngoại (gọi là Diaspora) đã tiếp cận với những hình thức khác nhau của tôn giáo Hy Lạp như niềm tin vào các vị thần của khác nhau được tôn thờ tại các thành phố hay niềm tin vào số mệnh, chiêm tinh, ma thuật, bùa chú, thuyết Khắc Kỷ và thuyết Khoái Lạc.
Các hình thức tôn giáo khác nhau này tìm đường đi vào đất
Trong khi dưới ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp và quyền lực thống trị của Đế Quốc Roma, người Do Thái sống ở Palestine không phải là một dân tộc thống nhất, hết mình vì sự đoàn kết tôn giáo và quốc gia. Vẫn luôn có sự khác biệt giữa họ về thái độ đối với lề luật Do Thái hay đền thờ. Trong bối cảnh này, chúng ta hãy xem xét vài nhóm người mà Chúa Giêsu thường hay đối thoại công khai.
Phái Pharisiêu
Người Pharisiêu được biết đến như là “những người tách biệt” (Trong Tin Mừng tiếng Việt thường dịch là “người biệt phái”) bởi vì họ hết sức tránh tiếp xúc với dân ngoại giáo, với những người không tinh sạch, người tội lỗi và ngay cả những người Do Thái không giữ luật. Họ nổi lên như một phong trào thuộc tầng lớp thường dân (không phải tư tế) vào khoảng năm 150 trước Công Nguyên. Mục đích của họ là đưa các thực hành tôn giáo trong đền thờ ra bên ngoài để đi vào trong đời sống hằng ngày của dân chúng. Họ rất nhiệt thành với Do Thái giáo.
Giáo huấn cơ bản của họ không chỉ là luật thành văn (được gọi là Torah) và các ngôn sứ nhưng còn có những truyền thống truyền khẩu khác rất chi tiết về các thực hành và luật buộc. Các luật lệ chi tiết này (có liên quan đến ngày Sabát, luật tinh sạch tôn giáo, kiêng cử và thuế thập phân) có thể được thấy trong Tin Mừng Matthêô chương 23.
Mặt tích cực của phái Pharisiêu: họ phổ biến thực hành tôn giáo bên ngoài đền thờ, đi vào trong đời sống của những người dân bình thường; Họ muốn nhắc nhở dân chúng về sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân Người và kêu gọi dân chúng đáp trả lại sự hiện diện của Chúa bằng cách tuân giữ những thực hành tôn giáo.
Họ có ảnh hưởng trên những người Do Thái khác nhờ lòng đạo đức và học thức. Song một cách nào đó họ cũng bày tỏ tinh thần quốc gia và thái độ phân biệt chủng tộc đối với người ngoại quốc. Bằng cách này, họ duy trì căn tính tôn giáo và dân tộc theo nghĩa nào đó. Dưới cái nhìn của họ, không còn hy vọng nào cho các dân tộc khác không được ban lề luật. Chỉ có người công chính trong dân
Phong trào này đặc biệt thành công nơi những người dân thành thị, nghĩa là tầng lớp trung lưu, các nhà buôn, các quan chức và những người phục vụ xã hội. Nhưng họ không mấy gần gũi với đám dân nghèo. Sau khi Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy (70 AD), khi không còn phụng tự Đền Thờ nữa, thì phái Pharisiêu đóng vai trò trung tâm trong việc nuôi dưỡng Do Thái Giáo.
Người Pharisiêu đóng vai trò rất quan trọng trong các Tin Mừng. Chúa Giêsu đối thoại với họ về thái độ trên cả lề luật của họ có liên quan đến các khía cạnh chính yếu của một tôn giáo chân chính, quá nhấn mạnh đến các chi tiết luật buộc. Đôi lúc họ tỏ ra “thuần túy tôn giáo” đến độ thiếu đi lòng thương cảm khi chỉ nhấn mạnh đến việc tuân giữ lề luật tôn giáo.
Phái Sađucêô
Nhóm này phổ biến trong giới quý tộc và tư tế của người Do Thái sống ở
Như vậy, phái Sađucêô xưng mình xuất thân từ dòng dõi tư tế Sadok. Nhóm này gồm các tư tế và những người giàu có, xuất hiện vào khoảng năm 130 trước Công Nguyên. Họ tin rằng lề luật Do Thái đã được chú thích chính xác như trong văn bản rồi nên không cần phải giải thích thêm hoặc cần phải có những truyền thống phụ như quan niệm của người Pharisiêu. Vì thế họ từ chối truyền thống truyền khẩu của người Pharisiêu. Họ cũng chống đối người Pharisiêu về vài vấn đề giáo lý quan trọng. Chẳng hạn, họ tin rằng linh hồn sẽ bị hủy hoại cùng với thân xác (Trong Mc chương 12, Chúa Giêsu đã chạm trán với họ về vấn đề này khi họ nêu câu hỏi bảy anh em trai lấy cùng một vợ rồi chết mà không có con), trong khi người Pharisiêu tin rằng linh hồn bất tử.
Người Pharisiêu được xem như thành phần đạo đức trong mắt người dân. Trong khi đó người Sađucêô thường có nhiều đất đai và giàu có, họ không nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Họ cộng tác với người Roma và chi phối vụ xử án của Chúa Giêsu vì thấy rằng tôn giáo của Ngài công kích tôn giáo của đền thờ mà họ đang nắm quyền kiểm soát.
Di chỉ khảo cổ Cộng đoàn Qumran, gần Biển Chết
Phái Essênêô
Người Essênêô không được Tin Mừng đề cập đến, nhưng từ khi khám phá ra các cuộn bản thảo Biển Chết vào năm 1947 (được công nhận là các bản văn thuộc cộng đoàn người theo phái Essênêô sống ở Qumran trên bờ Biển Chết), chúng ta có nhiều bằng chứng hơn để xác định rằng họ hiện hữu vào thời Chúa Giêsu.
Essênêô có nghĩa là “những người thánh thiện”. Vì phản đối các lạm dụng của những vị thượng tế ở Giêrusalem nên họ rút lui khỏi đời sống công khai về ở ẩn (có lẽ vào khoảng năm 150 trước công Nguyên) và định cư tại Qumran (cũng có thể tại nhiều nơi khác tại
Họ nhấn mạnh hôn nhân nhất phu nhất phụ song nhiều người trong họ sống đời độc thân. Họ nghiên cứu sách thánh và chia sẻ của cải chung với nhau. Họ tin rằng trong cuộc chiến cuối cùng giữa sự thiện và sự dữ thì thời đại Cứu Thế sẽ đến, và chỉ mình họ được chia sẻ chiến thắng vĩ đại đó.
Phái Nhiệt Thành
Dù rằng ít khi họ được đề cập đến trong các Tin Mừng (chỉ trong Lc 6, 15), người theo phái Nhiệt Thành vẫn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo và chính trị của xứ
Những nhà cách mạng bạo động này luôn có đông người gia nhập xuất thân từ đám dân nghèo đang trong tình trạng kinh tế vô vọng. Phong trào kháng chiến Nhiệt Thành nhận được sự ủng hộ của đám thường dân, dân nghèo và lớp người trẻ, trong khi tầng lớp bên trên tìm cách duy trì hòa bình với Roma. Sự giải phóng đất nước và công bình xã hội là những cảm hứng chính cho phong trào này mà đỉnh cao là cuộc tàn phá Đền thờ Giêrusalem do người Roma thực hiện vào năm 70 của Công Nguyên.
Họ tự gọi là phái Nhiệt Thành vì họ rất nhiệt huyết, không chỉ với lề luật Chúa nhưng còn về công bình xã hội và công cuộc giải phóng đất nước, điều mà họ tin rằng có thể đạt được nhờ cuộc các mạng vũ lực. Việc người Roma chiếm đóng đất nước cũng như những đàn áp chính trị và xã hội đã làm lớn mạnh phong trào giải phóng rất bạo động này. Chúa Giêsu bênh vực người nghèo và kết án sự đàn áp bạo động nhưng không bao giờ trong các Tin Mừng chúng ta nghe thấy Ngài tuyên bố một cuộc cách mạng vũ lực nào cả.
Lm. James McPolin S.J
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
Lượt xem 130 Lần