Lời người dịch: Bài báo này có tên tiếng anh là “Mission of Tongkikg and cochin China- The martyrs of Annam,” được đăng trên tạp chí Australasian Chronicle, xuất bản tại Sydney, Úc châu số ra Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 1842. Đây là bài tổng hợp về cuộc bách hại Đạo Công giáo xảy ra thời vua Minh Mệnh từ năm 1833 tới năm 1841. Những trang sử hào hùng được tái hiện lại. Giáo Hội khi ấy đã chịu những tổn thất nặng nề vô cùng nhưng tạ ơn Chúa, qua thử thách gian lao đã có những chứng nhân Đức Tin can trường chấp nhận quên mình để làm chứng cho Tin Mừng. Xin được dịch lại để bạn đọc có thêm tư liệu. Lưu ý, Đông Kinh ý muốn nói đến Miền Bắc Việt nam. Tên của các vị tử đạo, người viết giữ nguyên theo văn bản gốc.
Khi mà các cuộc bách hại xảy ra với các giáo hữu ở Đông Kinh và Đông Dương trong những năm gần đây đã được liệt vào hàng những sự kiện lịch sử quan trọng và nổi bật trong lịch sử cận đại của Giáo hội, những thông tin dưới dây chúng tôi truy tầm được trong các tạp chí tôn giáo bằng tiếng Pháp, được trích từ các tác phẩm của Đức cha Marette, một nhà thừa sai đáng kính của xứ Đông Kinh, chắc chắn sẽ khiến nhiều bạn đọc thấy lôi cuốn:
Trước khi cuộc bách hại xảy ra, xứ truyền giáo Annam có hai mươi lăm nhà thừa sai đến từ Châu Âu, trong số họ có bốn giám mục, và 180 linh mục bản địa, 1000 giáo lý viên, 3000 thầy giảng, trong số này có gần 500 chủng sinh đang học tiếng Latinh, 1500 nữ tu, 200 cư xá, 100 tu viện và hơn 1000 nhà thờ. Vào năm 1841, số lượng giáo sĩ phương Tây giảm xuống còn mười chín người, mười sáu người trong số này đã đặt chân lên mảnh đất Annam trong thời bắt đạo. Khi mà số giáo lý viên và thầy giảng đã giảm xuống hơn một nửa hoặc một phần ba số lượng ban đầu. Tuy tất cả các chủng sinh đang học tiếng Latinh được bảo toàn với mục đích để tiếp tục hàng giáo sĩ bản địa, nhưng họ buộc phải phân tán vào các nhóm khác nhau, mà không có lấy trường đào tạo. Thậm chí, họ cũng phải giảm số lượng sinh viên được gửi đi tới chủng viện ở Pinang, ở nước ngoài, do chi phí đắt đỏ. Các nữ tu chịu thử thách không kém, bởi vì bề ngoài họ rất dễ bị nhận ra so với các Ki-tô hữu khác.
Trong tất cả các cơ sở gắn liền với công cuộc truyền giáo, chỉ còn lại vỏn vẹn vài tu viện, và rất khó khăn để thống kê thiệt hại về tài chính trở một đất nước mà tính tham lam đã trở nên động cơ chính của mọi hành động. Nhưng điều tệ hại hơn cả không phải ở chuyện những người chối đạo, mà là tình trạng bị bỏ rơi, nguội nhạt khi mà số phận người tín hữu đã quá lâu phụ thuộc vào sự thương hại của kẻ thù, họ lại còn bị tước bỏ đi hầu hết các mục vụ thánh. Trẻ con được rửa tội không mấy khó khăn, nhưng phần giáo dục cho chúng thì lại bị lãng quên, và thậm chí kẻ hấp hối bị bỏ rơi mà không có sự an ủi thiêng liêng. Các linh mục bản địa lần lượt trao trả lại những sứ vụ danh giá khi cuộc khủng hoảng kéo dài, đang khi các nhà thừa sai Châu Âu không thể trực tiếp hướng dẫn truyền giáo, ngoại trừ qua các thư từ. Tình trạng này sau những năm bắt đạo quả thật rất tồi tệ, khi mà học chắc chắn không thể tìm được nơi trú ẩn trong những mái nhà của người tân tòng, họ phó mặc cho số phận. Những người sống sót qua cuộc bắt bớ là được cứu là nhờ vào việc vượt qua muôn ngàn khó khăn khủng khiếp.
Bạo chúa Minh Mệnh chết ngày 20 tháng 1 năm 1841, ở tuổi 50 sau 21 năm trị vì. Người kế tục ông ta là Thiệu Trị, con trưởng, cũng không kém phần ghét Đạo Chúa như cha mình, nhưng các cuộc bách đạo xảy ra ít hơn.
Không chỉ các linh mục, các giáo lý viên cũng là mục tiêu của việc bắt đạo, dù có một vài ngoại lệ. Những người cao niên, được kính trọng nhờ mái tóc bạc trên đầu, nhưng giữa đám thanh niên và phụ nữ, rất nhiều người lúc đầu còn cho thấy sự can đảm nhưng cuối cùng lại tự đẩy mình vào đám những kẻ chối đạo.
Các thánh tử đạo là những người đã minh chứng sự kiên định và lòng nhiệt thành lớn lao nhất là chủng sinh Thiện, đội trưởng Buong, quan trưởng Mi, các binh sĩ Huy, The, Dat; giáo lí viên Hoa, nữ tu Hau, các giáo hữu Tho và Con, thư kí Dien, linh mục Xuyan, và các nhà truyền giáo M M.Marchand, Jaccard, Delamotte, vv
Con số các vị tử đạo dưới thời Minh Mệnh vẫn chưa được xác định, bởi vì nhiều chứng nhân đã chết khi bị truy đuổi, có thể hoặc không được coi là tử đạo. Định nghĩa tử đạo theo nghĩa chặt nhất để có thể chấp nhận được coi là tử đạo, thì số người bị kết án và hành quyết vì đức tin không nghi ngờ gì có 56 vị. Trong một nghĩa lỏng hơn thì có 65, thậm chí là 74 vị. Nếu cộng thêm 56 vị khác đã cùng bị vây trong rừng với Đức cha Marchand, và đẩy đến cái chết sau khi tuyên xưng đức tin thì con số lên tới 130, trong số họ có 4 người tử đạo năm 1833, 5 người năm 1835, 59 người năm 1837, 26 người năm 1838, 13 người năm 1839, 20 người năm 1840, và 1 người năm 1842. Tổng cộng có 13 vị là người Châu Âu, 23 vị là linh mục Annam, một thư kí, mười hai giáo lý viên, ba thầy giảng, hai quan chức triều đình, năm binh sĩ, bốn người hầu của vua, sáu mươi sáu người giáo dân kahcs và một nữ tu. Trong số họ, bốn vị đã bị chặt ra từng mảnh bằng rìu, chín mươi mốt vị bị chặt đầu, mời bảy vị bị xiết cổ, bảy vị chết rũ tù, sáu vị bị lưu đầy, bốn vị bị truy đuổi và một vị bị ám sát bởi quân lính đã bắt giữ ngài; hai mươi bảy vị thuộc về phía địa phận Đông, hai mươi sáu vị thuộc về địa phận Tây, cộng thêm hai mốt vị ở Nam Kỳ, ấy là chưa kể 56 vị đang hồ nghi là tử đạo khác ở Nam Kỳ.
Trong danh sách đính kèm dưới dây là những cái tên thường gọi của các vị tử đạo, không phải là tên đăng kí theo hành chính- những tên không bao giờ được dùng trong đời thường nhật.
Đức Thánh Cha Gregory XVI, trước kia đã từng là tổng trưởng bộ truyền giáo, ngài luôn nhiệt thành cho việc truyền giáo hải ngoại, chính ngài đã nhanh chóng chuẩn nhận và tạo thuận lợi cho án phong chân phúc và hiển thánh cho các Đấng tử đạo Annam, tại cuộc triều yết ngày 19 tháng 6 năm 1840.
Dưới đây là danh sách các thánh tử đạo thời Minh Mệnh, từ năm 1833 tới 1841:
Minh, người Nam Kỳ, người hầu cho vua, chết trong tù năm 1833.
Peter Tuy, một người Đông Kinh, 60 tuổi, linh mục, xử chảm ngày 11 tháng 10 năm 1833.
Francis Gagelia, thừa sai người Pháp, 35 tuổi, xiết cổ đến chết ngày 17 tháng 10 năm 1833.
Paul Buong, 50 tuổi, Nam Kỳ, trưởng tòa án, xử trảm ngày 22 tháng 10 năm 1833
Odorice, 50 tuổi, thừa sai người Ý Dòng Phan-xi-cô, chết lưu đầy ngày 23 tháng 5 năm 1834.
Huin, Chan, và Sau, ba người Nam Kỳ, hai người đầu là binh sĩ, người thứ ba là người hầu của vua, chết năm 1834.
N, người Nam Kỳ, giúp việc cho Đức cha Gagelin, chết lưu đây cùng năm.
Michael Cuu, người Nam Kỳ, 56 tuổi, thông dịch cho vua, chết lưu đầy năm 1835.
Năm mươi sáu chứng nhân (hồ nghi), thảm sát tháng 9 năm 1835.
Frung, Nam Kỳ, thợ thủ công nghề lụa cho nhà vua, 25 tuổi, chém đầu ngày 28 tháng 11 năm 1835.
Joseph Marchand, thừa sai người Pháp ở phía Đông Đông Kinh, bị chặt thành từng mảnh nhỏ ngày 20 tháng 11 năm 1837.
Francis Xavier Can, giáo lí viên ở Đông kinh, 30 tuổi, bị xiết cổ đến chết ngày 20 tháng 11 năm 1837.
Domingo Henares, tu sĩ Dòng Đa minh Tây Ban Nha, giám mục hiệu tòa Fesceiten, phụ tá ở địa phận Đông Đông Kinh, chặt đầu ngày 20 tháng 6 năm 1838.
Vincent Jen, linh mục DÒng Đa minh, 70 tuổi, người Đông kinh, chặt đầu ngày 20 tháng 6 năm 1838.
Peter Uyen, giáo lý viên Đông Kinh, 69 tuổi, chết rũ tù ngày 3 tháng 7 năm 1838.
Joseph Maria Havard, người Pháp, giám mục hiệu tòa Castoria, Giám mục địa phận Tây, chết khi bị truy lùng ngày 6 tháng 7 năm 1838.
Ignatius Delgado, tu sĩ dòng Đa Minh Tây Ban nha, 76 tuổi, giám mục hiệu tòa Mellipot và giám mục địa phận Đông, chết trong tù ngày 18 tháng 7 năm 1838.
Peter Tuan, 73 tuổi, linh mục Dòng Đa minh ở Đông Kinh, chết tù ngày 16 tháng 7 năm 1838
Joseph Fernandes, 66 tuổi, thừa sai Dòng Đa minh người Tây ban Nha, truyền giáo ở địa phận Đông, bị xử trảm ngày 24 tháng 9 năm 1883.
Bernard Rue, linh mục Đông kinh, 22 tuổi, bị xử trảm ngày 1 tháng 8 năm 1833
Dominick Hanh, linh mục Dòng Đa minh ở Đông Kinh, 67 tuổi, bị xử trảm cùng ngày.
James Nam, 60 tuổi, linh mục Đông kinh, bị xử trảm ngày 13 tháng 8 năm 1838.
Michael Mi, người Đông Kinh, 34 tuổi, quan trưởng, bị xử trảm ngày 13 tháng 8 năm 1838.
Antony Dich, người Đông Kinh, 69 tuổi, bố vợ của người bên trên, bị xử trảm cùng ngày.
Joseph Vien, linh mục Đông Kinh, 52 tuổi, xử trảm ngày 21 tháng 8 năm 1838.
Peter Tu, linh mục Dòng Đa minh người Đông Kinh, 70 tuổi, bị xử trảm ngày 5 tháng 9 năm 1838.
Joseph Canh, y sĩ Đông kinh, 70 tuổi, xử trảm cùng ngày
Francis Jaccard, 40 tuổi, nhà thừa sai, phiên dịch cho nhà vua, bị xiết cổ cho đến chết ngày 21 tháng 8 năm 1838.
Dominick Thiện, 18 tuổi, chủng sinh ở Nam Kỳ, bị xiết cổ cho đến chết cùng ngày.
Jean Candalh, nhà truyền giáo người pháp tới Nam Kỳ, 32 tuổi, chết khi bị truy đuổi, ngày 26 tháng 7 năm 1838.
Pierre Bosie, nhà truyền giáo người Pháp, giám mục địa phận Tây, 31 tuổi, bị chém đầu ngày 24 tháng 11 năm 1838.
Vincent Diem, linh mục Đông kinh, 77 tuổi, bị xiết cổ cho đến chết ngày 24 tháng 11 năm 1838.
Peter Khoa, linh mục Đông kinh, bị xiết cổ cho đến chết cùng ngày.
Paul Mi, 40 tuổi, Peter Duong, 30 tuổi và Peter Frunt, 22 tuổi, tất cả đều là giáo lí viên Đông Kinh, bị xiết cổ cho đến chết ngày 18 tháng 12 năm 1838.
Dominic Tuoc, 66 tuổi, linh mục Dòng Đa minh người Đông Kinh, bị giết ngày 2 tháng 4 năm 1839.
Augustine Huy, 40 tuổi, Dominick The, 35 tuổi, cả hai đều là binh sĩ Đông kinh, bị chém thành nhiều mảnh ngày 12 tháng 6 năm 1839.
Nicolas Dat, binh sĩ người Đông kinh, 35 tuổi, bị xiết cổ cho đến chết ngày 18 tháng 7 năm 1839.
Francis Xavier Mau, giáo lí viên Đông Kinh, 44 tuổi, bị xiết cổ cho đến chết ngày 19 tháng 12 năm 1839.
Dominick Uy, người Đông Kinh, 27 tuổi, người giúp việc cho các thừa sai, bị xiết cổ cho đến chết cùng ngày.
Augustine Moi, 32 tuổi, và Stephen Vinh, 26 tuổi, bị xiết cổ cho đến chết cùng ngày.
Thos De, người Đông Kinh, thợ may, bị xiết cổ cho đến chết cùng ngày.
Peter Thi, 80 tuổi, và Andrew Dung, 55 tuổi, linh mục Đông Kinh, bị xử trảm ngày 21 tháng 12 năm 1839.
Paul Khoan, 60 tuổi, linh mục người Đông kinh, bị xử trảm ngày 28 tháng 4 năm 1840.
Sylvester hien, 50 tuổi, và John Baptist Tharish, 40 tuổi, cả hai đều là giáo lí viên, bị xử trảm ngày 28 tháng 4 năm 1840.
Augustine Dien, người Đông Kinh, 40 tuổi, một thư kí, bị xử trảm ngày 29 tháng 4 năm 1840.
Joseph Hien, 64 tuổi, linh mục Dòng Đa minh Đông Kinh, bị xử trảm ngày 9 tháng 5 năm 1840.
Luke Loan, 85 tuổi, cha tổng đại diện, bị xử trảm ngày 5 tháng 6 năm 1840.
Thos. Joan, người Đông Kinh, 70 tuổi, một giáo lý viên, bị bỏ đói đến chết, ngày 27 tháng 6 năm 1840.
Peter Tu, giáo lý viên Đông Kinh, 30 tuổi, bị xiết cổ cho đến chết ngày 10 tháng 7 năm 1840.
Anthony Quinh, Người Nam kỳ, 72 tuổi, y sĩ, bị iết cổ cho đến chết cùng ngày.
Dominck Trach, 50 tuổi, linh mục Dòng Đaminh Đông Kinh, bị xử trảm ngày 18 tháng 8 năm 1840.
Gilles Delamette, thừa sai người Pháp tới nam kỳ, 35 tuổi, chết trong tù, ngày 4 tháng 10 năm 1840.
Martin Thinh, 80 tuổi, Joseph Nghi, 55 tuổi, Paul Ngan 50 tuổi, ba linh mục Đông kinh bị xử trảm ngày 8 tháng 11 năm 1840.
Martin Tho, 52 tuổi, và John Baptish Cou, 42 tuổi, hai lý trưởng, bị xử trảm ngày 8 tháng 11 năm 1840.
Matthew Thuy, 60 tuổi, linh mục Đông Kinh, bị xử rtamr ngày 16 tháng 10 năm 1840.
Fran, người Nam Kỳ, lý trưởng, chết trong tù ngày 10 tháng 12 năm 1840.
Emanuel Hoa, 55 tuổi, giáo lý viên ở Nam Kỳ, bị chém đầu ngày 12 tháng 12 năm 1840.
John Tu, người Nam Kỳ, 1840. …..
Nữ tu Hau, người Nam Kỳ, chết khi bị truy đuổi tháng 3 năm 1841.
Chuyển ngữ: Duc Trung Vu, CSsR
—
THAY LỜI TỰA
Tử Trường Tư mã Thiên đã lưu danh vạn đại với nhân loại nói chung, và dân tộc Trung Hoa nói riêng, là nhờ bộ Sử ký bất hủ của ông.
Từ xưa tới nay, ai đọc bộ Sử ký cũng phải nhận chân giá trị sử khoa của nó. Tử Trường tiên sinh, ngoài cái thần trí thiên bẩm, đã hiến trót đời mình để sưu tầm, phân tách, tuyển lựa và hệ thống hóa tài liệu một cách khá khoa học. Chỉ nguyên nhìn vào việc : tiên sinh thân đi khắp chốn, đến tận nơi có sự kiện xảy ra để điều tra, sưu tầm những tài liệu chính xác, đã đủ làm tăng giá trị cho tác phẩm của Tiên sinh. Sử gia muôn thuở này còn có một đức tính tối quan trọng cho khoa chép sử : khách quan trước các tài liệu. Sử liệu có thế nào, Tiên sinh ghi chép như thế chứ không theo chủ quan phê phán một cách thiên lệch như nhiều sử gia sống trước Tiên sinh. Điểm nào tồn nghi thì để là tồn nghi chứ không hề võ đoán. Vấn đề nào có nhiều thuyết khác nhau thì kể cả ra để độc giả tự cân nhắc. Với bấy nhiêu đức tính cần thiết của một sử gia trên đây, cộng với giọng văn thành thực, đầy hùng khí, bộ Sử ký đã trở thành bất hủ và tên Tử Trường Tư mã Thiên còn lại mãi trong Sử vàng chói lọi chẳng những của riêng dân tộc Trung Hoa mà của cả nhân loại vậy.
Được hân hạnh đọc bản thảo cuốn Lịch sử Truyền giáo ở Việt Nam của Linh mục Nguyễn Hồng, kẻ cầm bút thiển cận này không thể không liên tưởng đến những đặc điểm của bộ Sử ký của Tư mã Thiên.
Thực vậy, Linh mục Nguyễn Hồng đã từ lâu năm hằng lưu tâm đến vấn đề Truyền giáo ở Việt Nam bằng cách tìm tòi thu tập tài liệu ở ngay trong nước. Nhưng tiếc thay, các tài liệu Truyền giáo thời sơ khởi ít còn lưu lại ở Việt Nam. Các tài liệu sống thì không còn, mà các sử liệu ghi chép thì phần lớn đã đưa sang Roma hay Ba-lê mất cả. Do đó, muốn viết một bộ Sử truyền giáo cho hoàn toàn đầy đủ với những tài liệu hiện có ở trong nước thì thực là khó. Nhưng bao giờ trời cũng phù người có chí : cha được xuất ngoại du học ! Thế là cha có đủ phương tiện để hoàn tất bộ sử. Bắt tay ngay vào việc bằng cách sưu tầm tài liệu khắp các bảo tàng thư viện của Thánh Bộ Truyền giáo của Dòng Tên ở Roma, lại qua Ba-lê vào thư viện Hội các cha Thừa sai Ba-lê để hoàn bị tác phẩm.
Với một chí kiên nhẫn, một lòng ham thích say sưa, với những nhìn xa thấy rộng của trời Âu, sau mấy năm trường tận tụy, cha đã hoàn tất bộ Lịch sử Truyền giáo ở Việt Nam, mà hôm nay, quyển thứ I trong bộ sử ấy, khiêm tốn ra mắt đồng bào Việt Nam.
Với những tài liệu chính xác, ghi chép một cách rất vô tư, hệ thống hóa một cách mạch lạc dưới ngọn bút trôi chảy, khúc triết và hùng kính, cuốn Lịch sử này có hi vọng làm thỏa mãn những đòi hỏi của toàn thể giáo hữu Công giáo Việt Nam. Hơn nữa, theo thiển kiến của kẻ hèn này, thì bộ Sử truyền giáo của Linh mục Nguyễn Hồng cũng sẽ không hổ thẹn khi nằm trên tay bất cứ một sử gia chuyên môn nào.
Nhưng trí một người có hạn, óc cá nhân có mức nên tác giả cũng như kẻ cầm bút viết mấy lời này vẫn thành thực thầm ước được nghe lời chỉ giáo của chư độc giả bốn phương.
Viết tại Cái Sắn Kênh
Quí Hạ năm Kỷ Hợi
Linh mục : MẬU HẢI
—
MỤC LỤC
TUYÊN NGÔN
THAY LỜI TỰA
CHƯƠNG I. NHỮNG BƯỚC ĐẦU CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
I. GIÁO HỘI VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỶ XVI
2. Giáo hội Việt Nam trước thế kỷ XVI
II. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO KHU VỰC NHÀ HẬU LÊ, NAM TRIỀU
2. Công cuộc truyền giáo dưới triều Lê Anh Tông (1556-1573)
3. Ordonez de Cevallos và công chúa Mai Hoa
III. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO KHU VỰC NHÀ MẠC, BẮC TRIỀU
2. Cha Bartolomé Ruiz
IV. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở MIỀN NAM NƯỚC VIỆT
2. Các Cha dòng thánh Đa Minh, Tây Ban Nha
CHƯƠNG II. CHA BUZOMI, TÔNG ĐỒ XỨ NAM
I. BÁCH HẠI TÔN GIÁO Ở NHẬT VỚI CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở VIỆT NAM
2. Áo môn, trung tâm thương mại và truyền giáo
3. Hy vọng truyền giáo ở xứ Nam
II. NƯỚC VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ XVII
2. Tình trạng tôn giáo
3. Người dân Việt Nam và xã hội Việt Nam
III. CHA BUZOMI VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN (1615-1618)
2. Những thử thách đầu tiên
3. Quan phủ Qui Nhơn
IV. CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở QUI NHƠN VÀ QUẢNG NAM (1618-1622)
2. Những khó khăn gặp phải
3. Công cuộc truyền giáo ở Quảng Nam
V. NHỮNG THỬ THÁCH TIẾP TỤC CỦA GIÁO ĐOÀN XỨ NAM (1623-1626)
2. Những thừa sai mới (1624)
3. Bà vương phi Minh Đức trở lại
4. Cha De Pina qua đời và lệnh tập trung các thừa sai về cửa Hội An (12-1625)
CHƯƠNG III. CHA ĐẮC LỘ, TÔNG ĐỒ XỨ BẮC
I. CHA ĐẮC LỘ
2. Trên đường vào khu truyền giáo
3. Thừa sai xứ Nam
II. TÔNG ĐỒ XỨ BẮC
2. Cha Baldinotti, Kẻ Chợ 1626
3. Cha Đắc Lộ và Pedro Marquez trên đường ra Bắc
III. CỬA BẠNG : NHỮNG BÔNG LÚA ĐẦU MÙA
2. Họ Cửa Bạng
3. Cờ chiến thắng trên núi Cửa Bạng
IV. AN VỰC, ĐANG KHI CHỜ ĐỢI CHÚA TRỊNH TRỞ VỀ
2. Sư cụ Gioankim và nhà thờ An Vực
3. Những giáo dân đầu tiên trong hoàng gia
V. TRÊN ĐƯỜNG LÊN KẺ CHỢ
2. Được phép ở lại truyền giáo
3. Trên đường lên Kẻ Chợ
CHƯƠNG IV. GIÁO ĐOÀN KẺ CHỢ VỚI NHỮNG THỬ THÁCH ĐẦU TIÊN
I. KẺ CHỢ : NHỮNG GIÁO DÂN TIÊN KHỞI
2. Cuốn sách bổn chữ Hán của Thầy sãi
3. Những ơn lạ
4. Lòng đạo đức của giáo dân và đời sống phụng vụ
II. TINH THẦN TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN
2. Vấn đề thầy giảng
III. NHỮNG THỬ THÁCH
2. Cảnh giam cầm quản thúc
3. Lệnh trục xuất
IV. VĨNH BIỆT XỨ BẮC
2. Công cuộc truyền giáo vùng Nghệ An
3. Trở lại Kẻ Chợ và vĩnh biệt xứ Bắc
CHƯƠNG V. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI XỨ NAM VÀ CÔNG CUỘC TRUYỀN GIÁO Ở ĐÓ
I. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI ĐÀNG TRONG
2. Buzomi với lệnh trục xuất 1629
3. Giáo đoàn xứ Nam từ năm 1630 đến năm 1639
4. Cha Đắc Lộ trở lại xứ Nam và bị trục xuất (2-1640 – 9-1640)
II. HAI LẦN BỊ TRỤC XUẤT, HAI LẦN TRỞ LẠI
2. Lệnh trục xuất lần thứ hai (7-1641)
3. Trở lại xứ Nam lần thứ ba và tổ chức Thầy Giảng (1-1642 – 9-1643)
III. CHA ĐẮC LỘ TRỞ LẠI XỨ NAM LẦN THỨ TƯ
2. Bà Maria Minh Đức Tuần Thánh ở Hội An
3. Phái đoàn giáo dân ngoài Bắc
4. Công cuộc truyền giáo cho giới trí thức và quan lại
CHƯƠNG VI. CHA ĐẮC LỘ VỚI NHỮNG TRANG SỬ MÁU ĐẦU TIÊN CỦA GIÁO ĐOÀN XỨ NAM
I. NHỮNG ANH HÙNG XƯNG ĐẠO
2. Cụ già Andrêa và lệnh trục xuất cha Đắc Lộ
3. 35 Anh hùng xưng đạo phủ Qui Nhơn
II. NHỮNG THỬ THÁCH CỦA CHA ĐẮC LỘ VÀ CÁC THẦY GIẢNG
2. Mùa Sinh Nhật 1644 với cảnh giam cầm quản thúc
3. Mùa chay 1645 và Nghĩa cử của chín giáo dân Quảng Bình, Quảng Trị
4. Mùa Phục Sinh 1645 ở kẻ Hội An và những nữ tu đầu tiên đến nước Việt
III. VĨNH BIỆT XỨ NAM
2. Vĩnh biệt xứ Nam
3. Thầy Inhaxu và Vinh Sơn tử đạo
CHƯƠNG VII. XỨ BẮC, CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN SAU CHA ĐẮC LỘ
I. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC TRONG THỜI KỲ VẮNG MẶT CÁC THỪA SAI
2. Những giáo dân xưng đạo
3. Những thừa sai đến tiếp tục
II. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA GASPAR D’AMARAL (1632-1640)
2. Những thử thách
3. Công cuộc truyền giáo ở Lào
III. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA FELIX MORELLI (1640-1649)
2. Bức thư quan trấn Quảng Tây
3. Bách hại 1649
IV. GIÁO ĐOÀN XỨ BẮC DƯỚI QUYỀN CHA HIERONIMO MAJORICA (1650-1656)
2. Tổ chức các thầy giảng
3. Cuối thời Trịnh Tráng
V. CHA ONUPHRE BORGES VÀ LỆNH TRỤC XUẤT 1658, 1663
2. Lệnh trục xuất 1658
3. Lệnh trục xuất 1663
CHƯƠNG VIII. XỨ NAM, CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN SAU CHA ĐẮC LỘ (1646-1665)
I. GIÁO ĐOÀN XỨ NAM DƯỚI THỜI CHA METELLO SACCANO (1646-1655)
2. Anh hùng xưng đạo ở Quảng Bình
3. Thêm cha Carlo della Rocca
4. Bách hại tiếp tục
II. GIÁO ĐOÀN XỨ NAM DƯỚI THỜI CHA PHANXICO RIVAS VÀ PEDRO MARQUEZ (1655-1665)
2. Thời kỳ hòa hoãn, các cha đi thăm các họ
3. Bách hại lại nổi lên
CHƯƠNG IX. NHÌN LẠI 50 NĂM TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN
I. MỘT GIÁO HỘI THỊNH VƯỢNG NHẤT MIỀN ĐÔNG Á
2. 37 năm truyền giáo ở xứ Bắc
3. Những lý do thành công
II. CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN VỚI NỀN VĂN HÓA VIỆT NAM
2. Những tài liệu quí hóa về sử địa Việt Nam
3. Một nền văn chương Công giáo tiên khởi
TỦ SÁCH THAM KHẢO
II. DO CÁC TÁC GIẢ KHÁC
Lượt xem 741 Lần